Án lệ cho tội trốn đóng BHXH, tại sao không?

01/03/2023 06:12 GMT+7

Nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) đang là một vấn nạn mà hiện nay, người lao động nếu không may bị công ty nợ, trốn đóng thì chỉ biết 'kêu trời'.


Cá nhân tôi từng có nhiều bài viết về vấn đề này và trên thực tế, việc các công ty, doanh nghiệp trốn đóng BHXH không phải là chuyện mới xảy ra.

Đây là thực trạng được các cơ quan đơn vị phản ánh trong suốt thời gian dài, nhưng số nợ BHXH không có chiều hướng giảm.

Điều đáng nói hơn khi trong bối cảnh dịch Covid-19 và những biến động khó lường của thị trường lao động hiện nay, nợ BHXH đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động và chính sách an sinh.

BHXH Việt Nam thống kê tính đến hết năm 2022 như sau: Cả nước có hơn 30.000 doanh nghiệp nợ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thuộc diện đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn khó thu hồi, số tiền nợ 4.000 tỉ đồng, ảnh hưởng quyền lợi của hơn 200.000 người lao động. Con số này dĩ nhiên chưa bao gồm số tiền chậm đóng BHXH từ 1 đến dưới 3 tháng hay từ 3 tháng trở lên.

Mới đây, BHXH Việt Nam có văn bản chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố nhằm giảm tình trạng chậm đóng BHXH trong năm 2023 như đôn đốc thu hồi nợ, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, công khai danh sách doanh nghiệp nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng, chuyển hồ sơ kiến nghị xử lý hình sự doanh nghiệp trốn đóng…

Đây rõ ràng là những việc làm phải được thực hiện thường xuyên để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Nhưng người viết cho rằng, cần phát huy chức năng giám sát của công đoàn để bảo vệ người lao động tại công ty và vai trò đối thoại, thương lượng, giải quyết trên cơ sở công bằng lợi ích của hai bên. Thậm chí cần có "án điểm" (rồi dần thành án lệ) để xử lý trách nhiệm hình sự với doanh nghiệp trốn, chậm đóng BHXH để mang tính răn đe hơn.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.