An ninh thắt chặt ngày phúc thẩm vụ án Đồng Tâm và xét xử ông Đinh La Thăng

08/03/2021 11:46 GMT+7

Sáng 8.3.2021, TAND thành phố Hà Nội mở lại phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ Ethanol Phú Thọ. Cùng ngày, TAND cấp cao tại Hà Nội cũng mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo cho 6 bị cáo vụ án Đồng Tâm .

Ngày 8.3, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của 6 bị cáo trong vụ án xảy ra ngày 9.1.2020 tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) khiến 3 công an và 1 người dân thiệt mạng.
5 bị cáo Lê Đình Công (57 tuổi), Lê Đình Chức (41 tuổi), Lê Đình Doanh (33 tuổi), Bùi Viết Hiểu (78 tuổi) và Nguyễn Quốc Tiến (41 tuổi) cho rằng, mức án tại phiên sơ thẩm là nặng, đề nghị tòa phúc thẩm xem xét các tình tiết trong vụ án nhằm giảm nhẹ hình phạt.
Riêng bị cáo Bùi Thị Nối (63 tuổi) bị tuyên 6 năm tù về tội “chống người thi hành công vụ”, không chấp nhận bản án sơ thẩm.

Ngày 8.3, TAND TP.Hà Nội mở lại phiên sơ thẩm, xét xử ông Đinh La Thăng cùng các bị cáo trong vụ Ethanol Phú Thọ. Tòa cấp cao tại Hà Nội cũng mở phiên sơ thẩm, xét kêu oan của 6 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm

Ảnh Trần Cường

Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên các bị cáo Công, Chức mức án tử hình; Doanh tù chung thân; Hiểu 16 năm tù; Tiến 13 năm tù và Nối 6 năm tù.

Toàn cảnh bản án cho 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm: 2 án tử hình, 1 án chung thân - Thực hiện: Đan Hạ

Ông Đinh La Thăng tiếp tục hầu toà

Cùng ngày, TAND TP.Hà Nội cũng mở phiên sơ thẩm đưa ra xét xử 12 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ), gây thiệt hại hơn 543 tỉ đồng.
Phiên tòa này đã được mở hồi cuối tháng 1.2021 nhưng tạm hoãn do nhiều bị cáo vắng mặt vì lý do sức khỏe.

Từ sáng sớm, Công an TP.Hà Nội đã thiết lập nhiều chốt kiểm soát an ninh, phục vụ 2 phiên tòa

Ảnh Trần Cường

Trong vụ án này, ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí VN (PVN), cùng 9 bị cáo khác bị xét xử về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại điều 224, bộ luật Hình sự năm 2015.

Dọc các tuyến đường Phạm Văn Bạch, Dương Đình Nghệ,... lực lượng công an đều có mặt ứng trực, sẵn sàng xử lý các tình huống

Ảnh Trần Cường

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC), bị xét xử về 2 tội: “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”; và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo quy định tại điều 356, bộ luật Hình sự năm 2015.

Hàng chục cảnh sát cơ động được chi viện

Ảnh Trần Cường

Bị cáo Đỗ Văn Hồng, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC Kinh Bắc), bị xét xử về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Mọi công tác chuẩn bị cho phiên xét xử được hoàn thành lúc mờ sáng

Ảnh Trần Cường

Theo ghi nhận của PV, từ khoảng 5 giờ sáng 8.3, nhiều đơn vị nghiệp vụ của Công an TP.Hà Nội đã ra quân, thiết lập hơn 10 chốt kiểm soát quanh khu vực TAND TP.Hà Nội và Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội để kiểm soát an ninh.
Mọi ngả vào khu vực trụ sở 2 tòa này đều được thiết lập hàng rào cứng hạn chế người ra vào, thậm chí đặt biển cấm quay phim, chụp hình.

Cổng vào Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội được kiểm soát nghiêm ngặt

Ảnh Trần Cường

Bên cạnh đó, hàng loạt cửa hàng kinh doanh lân cận trụ sở 2 tòa này cũng tạm thời đóng cửa để phục vụ quá trình xét xử. 

Khoảng 7 giờ sáng 8.3, các bị cáo trong "vụ án Đồng Tâm" được áp giải tới phiên tòa

Ảnh Trần Cường

 

Bị cáo Lê Đình Công

Ảnh Xuân Trung

Phiên tòa Đồng Tâm dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ 8 - 10.3. Có 14 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, ngồi ghế chủ tọa là thẩm phán Ngô Tự Học.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu

Ảnh Xuân Trung

Bị cáo Lê Đình Doanh

Ảnh Xuân Trung

Bị cáo Bùi Thị Nối

Ảnh Xuân Trung

Khoảng 8 giờ sáng 8.3, phiên tòa Đồng Tâm bắt đầu

Ảnh Xuân Trung

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.