Ăn thực phẩm bị cháy có mắc ung thư không?

04/03/2019 09:28 GMT+7

Chương trình của đài BBC về việc làm sáng tỏ các tuyên bố về sức khỏe gây tranh cãi, cho thấy bánh mì nướng và khoai tây chiên có chứa hóa chất gây ung thư, nhưng không đến mức gây hại.

Kết quả cho thấy để có thể đủ lượng hóa chất gây ung thư, một người cần phải tiêu thụ mỗi ngày 160 lát bánh mì nướng bị cháy, theo Mail Online.
Acrylamide hiện được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là "có thể gây ung thư cho con người". Acrylamide là hợp chất được tạo ra khi thức ăn giàu tinh bột được chiên, nướng trong thời gian dài ở nhiệt độ cao từ 170 - 180 độ C.
Khoai tây chiên và bánh mì nướng bị cháy có thể gây ung thư và nên tránh, là những gì được thấy trên truyền thông trong những năm gần đây.
Vào tháng 1.2017, một cảnh báo chính thức từ Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh khuyến cáo rằng bánh mì nướng và khoai tây chiên có thể gây ung thư khiến mọi người hoảng sợ.
Nhưng liệu những tuyên bố khiến những người yêu thích đồ chiên nướng bối rối này có phải là sự thật không. Và các chuyên gia trong cuộc vẫn tranh luận gay gắt kể từ đó.
Quan điểm của họ khiến các chuyên gia tranh luận về sự thật, tiến hành các nghiên cứu để xem xét ảnh hưởng của hóa chất gây ung thư này trên chuột.
Trong loạt phóng sự về thực phẩm của đài BBC, mang tên Sự thật và nỗi sợ hãi, các nhà khoa học Gloria Hunniford và Chris Bavin nhắm đến việc đi đến tận cùng của những thông điệp mâu thuẫn trên.
Trong chương trình, Hunniford gửi khoai tây chiên đi xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, cùng với bánh mì nướng và thịt bị cháy.
Họ phát hiện ra rằng một số thực phẩm có chứa hàm lượng acrylamide cao.
Kết quả phát hiện ra mức acrylamide tăng lên đáng kể khi thực phẩm được chiên, nướng nhiều hơn, đặc biệt là các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì và khoai tây.
Từ các kết quả nghiên cứu trên chuột, các tác giả đã đi đến kết luận: Để có thể gây hại, cần phải ăn 160 lát bánh mì nướng bị cháy mỗi ngày.
Jonathan Griffin, nhà khoa học hàng đầu tại Dích vụ Khoa học Kent (Anh), tiết lộ bánh mì nướng nhẹ có hàm lượng 72 microgam acrylamide trên 1 kg thực phẩm.
Ông Griffin cho biết bánh mì nướng nhẹ có hàm lượng chất gây ung thư không cao, và thậm chí bánh mì nướng vừa cũng chỉ có mức acrylamide tăng lên 25%, tương đương với 93 microgam, không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Bánh mì nướng bị cháy có 112 microgam, gấp đôi tiêu chuẩn cho phép của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh cho bánh mì là 50 microgam.
Xúc xích, thường bị nướng cháy, chứa 132 microgam.
Một số loại thịt chế biến độn ngũ cốc có thể làm cho nồng độ acrylamide tăng lên.
Khoai tây chiên bình thường không chứa mức độ acrylamide đáng lo ngại. Nhưng hàm lượng acrylamide sẽ tăng rất nhanh khi chiên lâu hơn.
Khoai tây chiên bị cháy chứa một lượng lớn, 2.500 microgam, và có nguy cơ gây ung thư.
Một nhà thống kê của Đại học Cambridge (Anh), ông David Spiegelhalter, cho biết ngay cả người lớn mà tiêu thụ lượng acrylamide lớn nhất cũng khó có nguy cơ.
Ông không tin acrylamide có thể gây ra tác hại nghiêm trọng cho mọi người. Một người ăn nhiều acrylamide mỗi ngày cũng chỉ có thể ăn một lát bánh mì nướng bị cháy.
Nhưng để đạt được liều có thể gây nguy hiểm, một người sẽ phải ăn 160 lát bánh mì nướng bị cháy như thế này. Điều này rất khó xảy ra.
Điều nguy hiểm là các thói quen sống không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc và không tập thể dục.
Chương trình còn điều tra liệu trái cây và rau quả tươi có tốt hơn về mặt dinh dưỡng so với rau quả đóng hộp hay đông lạnh không.
Gần 1.500 sản phẩm yêu thích được đóng hộp, bao gồm đậu, cá ngừ và cà chua.
Nhưng mặc dù được coi là đối tác ít có lợi hơn, bên cạnh thực phẩm đông lạnh, nghiên cứu của chương trình đã tìm thấy một số kết quả đáng ngạc nhiên.
Quả mâm xôi và đậu Hà Lan tươi có hàm lượng vitamin C thấp hơn so với đông lạnh.
Trong khi đó cà rốt hầu như không có bất kỳ thay đổi nào về nồng độ vitamin dù là đông lạnh hay tươi, nhưng đều cao hơn đóng hộp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.