Ngoài việc gây bệnh gout, tình trạng tăng a xít uric máu có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan như mạch máu, tim, mắt, màng não, bộ phận sinh dục...
Sau đây là một số cách giảm a xít uric máu hiệu quả theo khuyến nghị của các chuyên gia.
- Một chế độ ăn chay với đầy đủ rau quả có thể làm tăng tính kiềm cho cơ thể. Tính kiềm có tác dụng thải bớt lượng a xít uric thừa trong cơ thể. Cũng vì lý do trên (những thực phẩm làm tăng tính kiềm cho cơ thể) mà những loại bị hạn chế lâu nay, chẳng hạn như đậu Hà Lan, súp lơ và cải bó xôi, giờ đây được khuyên dùng. Bạn có thể đưa vào chế độ ăn những loại rau đậu này với số lượng vừa phải khi theo đuổi một chế độ ăn có mức a xít uric thấp.
|
- Trà và cà phê được phép sử dụng nhưng với mức độ vừa phải (khoảng 2-3 tách mỗi ngày).
- Các loại thực phẩm giàu vitamin D rất hữu ích. Nghĩa là bạn có thể đưa ổi, cam, quýt... vào một chế độ ăn giảm a xít uric.
- Bromelain, enzyme hiện diện trong quả dứa (thơm), cũng là một “trợ thủ đắc lực” trong một chế độ ăn như thế.
- Những sản phẩm sữa ít chất béo làm giảm rủi ro mắc bệnh gout và có thể được sử dụng thoải mái trong một chế độ ăn giảm a xít uric.
- Anh đào, việt quất và những loại quả mọng khác đã được chứng minh có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh gout.
- Điều thú vị cần lưu ý là không phải tất cả những thực phẩm giàu đạm purine có thể làm tăng mức a xít uric theo cách giống nhau. Vì thế, không bắt buộc phải tránh tất cả những thực phẩm giàu đạm purine.
- Uống nước vừa đủ có thể đem lại điều kỳ diệu trong chế độ ăn uống này. Nó cũng góp phần ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể a xít uric, vốn có thể dẫn đến những triệu chứng của bệnh gout.
- Nếu bạn bị thừa cân, việc giảm trọng lượng nhất định sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh gout. Tuy nhiên, hãy vận động ở mức độ vừa phải để tránh gây tổn hại khớp xương.
- Thịt và các sản phẩm từ động vật, bao gồm gia cầm, được khuyên dùng với mức vừa đủ, hợp lý.
- Hạn chế bia, rượu và các loại thức uống có ga.
Quyên Quân
Bình luận (0)