• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Angelina Jolie mở trung tâm chống bạo hành phụ nữ

26/05/2015 04:01 GMT+7

Angelina Jolie mở cửa trung tâm chống bạo hành phụ nữ vùng chiến sự tại Anh. Trung tâm nằm trong khuôn viên Trường Kinh tế London hướng đến việc trao quyền cho phụ nữ. Đây là trung tâm hàn lâm đầu tiên của châu Âu đấu tranh chống lại sự tàn bạo mà phụ nữ ở những vùng chiến sự phải đối mặt.

Dich; MÊ LINH 

 

Bạo lực tình dục không thể tránh trong chiến tranh?

Jolie, đặc phái viên Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, vừa trở về từ miền Bắc Iraq, nơi cô gặp một số người trong hàng triệu người tị nạn bị buộc rời khỏi quê nhà do bạo lực của Nhà nước Hồi giáo. Cô tâm sự, các sinh viên của trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, hòa bình và an ninh thuộc Trường Kinh tế London có cơ hội thay đổi thế giới.

 

angelina-jolie-vogue-25jun13-rex b

 

“Nếu bạn hỏi tôi trung tâm này dành cho ai, tôi hình dung ra một số người những người không ngồi trong khán phòng này”, Jolie bày tỏ. “Tôi nghĩ đến một cô bé tôi gặp ở Iraq cách đây 3 tuần. Cô bé 13 tuổi, nhưng thay vì đi học, cô ngồi trên nền trong một cái lều tự chế.

Cô bé bị Nhà nước Hồi giáo bắt giữ làm nô lệ tình dục, và thường xuyên bị hãm hiếp, Jolie kể. “Giờ đây, cô bé có thể không bao giờ tiếp tục học hành, hoặc lấy chồng hoặc có một gia đình, vì các nạn nhân bị hãm hiếp trong xã hội của cô bị xa lánh, và bị cho là xấu xa. Theo tôi, những gì chúng ta bắt đầu ngày hôm nay tại Trường Kinh tế London là dành cho cô bé Iraq đó và những người có hoàn cảnh tương tự”.

 

B9fZ1ssIYAAThD3.jpglarge-1900x700 c

 

Diễn viên Hollywood, đạo diễn kiêm nhà đấu tranh vì quyền phụ nữ quốc tế và cựu ngoại trưởng Anh William Hague ra mắt trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, hòa bình và an ninh tại Trường Kinh tế London. Cả hai làm việc cùng nhau trong 3 năm về sáng kiến ngăn chặn bạo lực tình dục ở những vùng xung đột.

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 4 ngày được do Jolie và Hague tổ chức vào tháng 6/2014, một phần sáng kiến của chính phủ Anh nhằm ngăn chặn bạo lực tình dục ở vùng xung đột, dẫn đến nghị định thư được 151 đất nước ký kết và trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, hòa bình và an ninh thuộc Trường Kinh tế London là bước đi cuối cùng trong nỗ lực nhằm đấu tranh chống việc sử dụng hình thức hiếp dâm như một công cụ vũ khí.

 

jolie-LSE

 

Ông Hague, người thông báo chính phủ Anh có thể cung cấp 1 triệu bảng Anh thu hồi sau vụ bê bối Libor, cho hay nhìn thấy bạo lực tình dục ở các vùng xung đột trong suốt nhiệm kỳ của mình khi còn là ngoại trưởng, nhưng thổ lộ rằng dù nó “là một yếu tố lớn trong việc kéo dài xung đột và ngăn chặn sự phát triển” ông lưu ý nó “ít được đề cập bởi các ngoại trưởng hoặc thậm chí được xem là một vấn đề an ninh”.

“ Lâu nay tội ác đối với phụ nữ được xem nhẹ”, ông giải thích. “Bạo lực tình dục ở vùng chiến sự cố ý nhắm đến phụ nữ, trẻ em và đàn ông theo kiểu coi thường sức mạnh”.

 

459575242

 

Ông Hague nói thế giới bước vào một giai đoạn “bất ổn một cách hệ thống” và bạo lực tình dục là một phần không thể tránh được trong chiến tranh. “Dù là như vậy, chúng ta cần phải cố gắng làm gì đó như Vương quốc Anh, và điều đó có nghĩa là cố gắng cải thiện điều kiện con người… Chúng ta có thể vượt qua cảm giác rằng nó là vấn đề không lối thoát, rằng bạn không bao giờ thay đổi được”.    

Ông đọc thông điệp ủng hộ của ứng cử viên tổng thống Mỹ tiềm năng Hillary Rodham Clinton, người cho rằng trung tâm thuộc Trường Kinh tế London có thể giúp phụ nữ “có công cụ và phương kế để phá vỡ các rào cản ngăn chặn họ đóng góp và tham gia một cách đầy đủ vào sự phát triển kinh tế, xã hội và chính phủ”. Vấn đề vẫn là “công việc dang dở của thế kỷ 21”, bà nhấn mạnh.

 

Đi tìm lối thoát

Cùng với việc khánh thành trung tâm tại Trường Kinh tế London, Jolie và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn đã trình chiếu 2 bộ phim ngắn kể các câu chuyện phụ nữ đã chịu đựng bạo hành dưới bàn tay của Nhà nước Hồi giáo.

Jolie đã làm 2 phim ngắn này  trong chuyến viếng thăm trại tị nạn Kurdish, Dohuk, miền Bắc Iraq, hồi tháng 2/2015. Dohuk là quê nhà của một số người trong số 2,1 triệu người Iraq bị buộc phải rời bỏ nhà cửa vào năm 2014 sau cuộc tấn công của Nhà nước Hồi giáo.

Bộ phim đầu tiên kể về Sabreen và em gái, Dilvian, bị giam cầm 4 tháng sau khi cha cô và những người đàn ông trong làng bị giết bởi phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Phụ nữ bị gom lại và chở tới Syria để bán. Bị tách khỏi mẹ, hai chị em không biết mình đã được cho dừng tại Raqqa, nơi Sabreen bị tra tấn và em gái bị ép phải chứng kiến.

 

fd6a8b90ccc36d5bbf183f0b751108fd

 

“Họ dùng điện tra tấn tôi một tiếng đồng hồ/ngày”, Sabreen kể trong phim. “Họ cắm dây điện lên đầu, tay và chân tôi. Tôi khóc và van xin ông ấy ngừng lại nhưng ông ấy không nghe”.

Bộ phim thứ hai , Jolie nói chuyện với một phụ nữ người Yazidi 58 tuổi tên là Amusha. Con gái bà nằm trong số hàng tá phụ nữ trẻ bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo bắt cóc và bà tin rằng con gái mình bị chở đến Raqqa bán làm nô lệ. Amusha kể: “Họ (phiến quân Nhà nước Hồi giáo) đem xe buýt đến và nhồi cùng với họ là những cô gái trẻ, đẹp”, bà trần tình.

 

angelina-jolie

 

Khi được hỏi sau bài phát biểu là tại sao mất quá nhiều thời gian thì bạo hành tình dục mới nhận được sự chú ý của thế giới, Jolie nói: “  Tôi không thể hiểu vì sao chuyện này lại kéo dài, vì sao người ta lại có quyền đối xử với phụ nữ như vậy. Tôi thấy thật là ghê tởm và đầu óc trống rỗng khi biết chuyện các cô gái bị bán làm nô lệ tình dục; các cô bé 9 tuổi đang bị gả chồng.”

Christine Chinkin, giáo sư luật Trường Kinh tế London và là người đứng đầu trung tâm mới này, cho biết trung tâm sẽ tạo cơ hội để đẩy mạnh cam kết lâu dài của Jolie là “chấm dứt sự tước đoạt quyền con người của phụ nữ trong học thuật, bao gồm quyền tự do của phụ nữ dưới mọi hình thức bạo lực”.

 

2015-02-FINAL-SABREEN-high-res.mov-89.488

 

Càng ngày, người ta càng ghi nhận những cống hiến miệt mài không mệt mỏi của ngôi sao  hạng nhất Hollywood này cho  các công việc thiện nguyện, đặc biệt là cho những phụ nữ kém may mắn, mà việc mở trung tâm chống bạo hành phụ nữ là thí dụ mới nhất. Như Angelina Jolie đã từng kêu gọi “trao quyền cho phụ nữ là quyền ưu tiên cao nhất dành cho những đầu óc trong sáng nhất, tại các tổ chức hàn lâm tốt nhất”.

 

Sự đột phá của trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, hòa bình và an ninh thuộc Trường Kinh tế London sẽ quy tụ những nhà tư tưởng vĩ đại, nhà hoạt động nhân quyền, nhà hoạch định chính sách và viện sĩ nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề nan giải trên toàn cầu như việc truy tố những kẻ hiếp dâm vùng chiến sự và sự giao chiến của phụ nữ trong chính trị.

Ngoại trưởng Mỹ  John Kerry, viết: “Sáng kiến này có thể được hoan nghênh tại bất cứ thời điểm nào. Và càng đặc biệt hơn ,  nó xảy ra đúng lúc chúng ta đang cố gắng đẩy lùi sự tàn bạo, của Daesh, al – Qaida, Boko Haram, al – Shabab và những nhóm khủng bố khác đang bắt cóc và lạm dụng phụ nữ và các cô gái và bán hàng ngàn người thành nô lệ.

Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, hòa bình và an ninh thuộc Trường Kinh tế London sẽ đưa ra chương trình thạc sĩ về phụ nữ, hòa bình và an ninh từ năm 2016.

 

Top
Top