Anh bắt đầu tìm kiếm thị trường mới sau khi rời EU

09/07/2016 08:06 GMT+7

Nước Anh vừa “ly hôn” với đối tác thương mại lớn nhất và lúc này, họ cần tìm ra nhanh thị trường mới.

Theo CNN, cuộc đàm phán về các điều khoản Brexit, tức Anh rời Liên minh châu Âu (EU), sẽ kéo dài nhiều năm. Điều này đồng nghĩa với bất ổn kéo dài dành cho các nhà xuất khẩu, và giới doanh nghiệp Anh hiện kêu gọi chính phủ đưa ra kế hoạch.
Hai tuần sau cuộc bỏ phiếu Brexit, Anh có nhiệm vụ đầu tiên là phát triển các thị trường mới ở nước ngoài. Bộ trưởng Kinh doanh Anh Sajid Javid đã đến Ấn Độ để bắt đầu các cuộc đàm phán, trong đó gồm việc thảo luận về quan hệ thương mại giữa hai nước khi Anh quốc rời EU.
Ông Javid nói với nước bạn rằng họ muốn một thỏa thuận “càng sớm càng tốt” sau khi Anh rời khối 28 nước, chính phủ Anh cho hay. Trước cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 23.6, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo rằng Brexit sẽ đặt Anh vào “hàng sau” khi đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ. Song Ấn Độ, nước nhiều năm cố gắng đạt đến thỏa thuận riêng với EU, có vẻ như chẳng chia sẻ cùng quan điểm với Mỹ.
Anh và Ấn có liên kết kinh tế chặt chẽ. Đơn cử, hãng Tata Motors sở hữu nhà sản xuất ô tô hạng sang Jaguar Land Rover. Ngược lại, Anh là nhà đầu tư hàng đầu vào các doanh nghiệp quốc gia Nam Á.
Nhiều thập kỷ qua, EU đàm phán các mối quan hệ kinh doanh trên danh nghĩa nước Anh. Hiện tại, Anh quốc đối mặt với nhiều thách thức mới trong việc thiết lập các điều khoản thương mại với EU, cũng như với 50 nước mà EU có ký kết thỏa thuận thương mại.

tin liên quan

Liên minh châu Âu - kiểu mẫu đã không còn
Brexit, hay Anh rời Liên minh châu Âu (EU), không những để lại cho hai bên liên quan nhiều vấn đề cần giải quyết mà còn ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới, trong đó có Mỹ La tinh.
Bước đầu, Anh sẽ phải thuê hàng trăm nhà đàm phán thương mại. Ông Javid cho hay chính phủ Anh muốn tuyển 300 nhân viên có chuyên môn vào cuối năm nay. Ông cũng đang lên kế hoạch thăm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để đàm phán thương mại trong nhiều tháng tới.
Dù vậy, thiết lập mối quan hệ mới với cộng đồng chung sẽ là ưu tiên hàng đầu của Anh. Nước này có thể cố gắng giữ lại cương vị thành viên Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA), hiệp ước ra đời từ năm 1994 nhằm tạo điều kiện tiếp cận thị trường EU cho các nước không phải là thành viên.
Vị trí thành viên EEA sẽ giúp Anh có chỗ đứng hệt như Na Uy, Iceland và Liechtenstein. Dù vậy, điều này đồng nghĩa với việc Anh quốc tiếp tục cho phép công dân EU sống và làm việc ở nước này. Một lựa chọn khác cho Anh là nước này có thể đàm phán hiệp định thương mại song phương với EU. Cách này sẽ đưa quốc gia châu Âu vào nhóm nước bao gồm Canada, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu vẫn không thành, quan hệ Anh - EU lúc này có thể dựa theo những quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

tin liên quan

Ba câu hỏi đau đầu dành cho nước Anh hậu Brexit
Lựa chọn Brexit, hay rời Liên minh châu Âu (EU) của Anh, để lại cho nước này dư vị khó chịu về mặt tài chính. Dưới đây là ba câu hỏi mà nước Anh phải đối mặt trong thời gian tới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.