Theo CNN, Thủ tướng Anh Theresa May vừa công bố kế hoạch của bà trong bài phát biểu hôm 17.1, gần bảy tháng sau khi cử tri đất nước bỏ phiếu chọn Brexit, “ly hôn” với đối tác thương mại lớn nhất. Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đã và đang kêu gọi chính phủ cung cấp thêm thông tin về con đường Brexit.
Dù vậy, giới chuyên gia nhận định kế hoạch của bà May đầy rủi ro. Đây sẽ là nhiệm vụ vội vã, phức tạp và thậm chí có thể thất bại. Dù là theo hướng nào, nó cũng sẽ tác động đến kinh tế Anh. Dưới đây là hai khả năng kinh tế xoay quanh Brexit.
tin liên quan
Chứng khoán Anh đang nóng nhất lịch sửChỉ số chứng khoán chính của London lúc này đang rất nóng.
Đạt thỏa thuận thương mại tự do
Vương quốc Anh có kế hoạch đưa ra thông báo chính thức về ý định rời EU vào tháng 3. Từ lúc này, hai năm sẽ được đếm ngược để đến thời điểm hai bên chính thức “ly hôn”. Thời gian biểu sẽ rất chặt và nhiều thỏa thuận thương mại có thể mất đến một thập niên để chốt. Ngoài ra, cuộc bầu cử ở Pháp và Đức trong năm nay cùng việc giới lập pháp EU và Anh phải phê chuẩn càng làm giảm thời gian đàm phán.
Chuyện Anh và EU đang bắt đầu từ vị trí một thỏa thuận thương mại hoàn toàn tự do có thể giúp ích quá trình đàm phán, chuyên gia Ian Mitchell thuộc Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở châu Âu cho hay. “Thực tế là chúng tôi đã có thỏa thuận thương mại miễn thuế với EU giúp việc đàm phán dễ dàng hơn”, ông Mitchell nói.
Thủ tướng May cho hay bà muốn hàng hóa và dịch vụ hưởng dòng thương mại tự do nhất có thể giữa hai bên, song giới lãnh đạo châu Âu đã nói rõ rằng nước Anh hậu Brexit không thể có cùng quyền tiếp cận vào các thị trường EU như khi còn là thành viên. Gregor Irwin, nhà kinh tế trưởng tại hãng tư vấn chiến lược Global Counsel, cho hay ngay cả khi các nhà đàm phán của Anh làm việc cực kỳ tốt, họ cũng sẽ vấp phải nhiều rào cản thương mại.
Điều này sẽ đồng nghĩa với việc tăng trưởng trong thương mại, đầu tư chậm hơn, nhà kinh tế cao cấp Kallum Pickering tại Berenberg Bank nhận định. Tăng trưởng kinh tế Anh hằng năm có thể hạ từ 2,2% xuống 1,8%. Thiệt hại có thể tăng dần theo thời gian.
Thêm vào đó, Anh cũng phải tái đàm phán thỏa thuận thương mại với khoảng 50 nước, trong đó có Canada và Hàn Quốc, hai quốc gia hiện có các thỏa thuận thương mại ưu đãi với EU. Các thỏa thuận trên không được chuyển sang cho Anh một cách tự động hậu Brexit.
tin liên quan
Pháp muốn 'quyến rũ' 20.000 nhân viên ngân hàng rời khỏi AnhThủ đô nước Pháp đang tăng cường cạnh tranh với các đối thủ như thành phố Frankfurt của Đức trong cuộc đua thu hút nhân sự từ đợt di cư của ngành tài chính ở Anh.
Không đạt thỏa thuận thương mại tự do
Cố đạt thỏa thuận thương mại tự do với EU trong thời gian ngắn như vậy là điều thiếu chắc chắn. Giới chức liên minh 27 quốc gia có thể muốn giữ lập trường cứng rắn trên bàn đàm phán để thể hiện với các nước còn lại trong khối rằng ở lại thì tốt hơn là ra đi.
Theo bà May, động thái trên, nếu có, sẽ là “hành động tự hại tai hại”. Thủ tướng Anh cho hay bà chắc chắn hai bên sẽ đạt được thỏa thuận tích cực, song vẫn nói rằng bà sẵn sàng ra đi mà không có thỏa thuận nào.
Nếu trường hợp này xảy ra, Anh sẽ rời EU mà không hưởng bất kỳ ưu đãi nào ở thị trường xuất khẩu duy nhất lớn nhất. Thương mại với châu Âu và các nước còn lại trên toàn cầu sẽ phải được thực hiện theo quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Lúc này, thương mại trở nên tốn kém hơn và có khả năng khiến việc làm cũng như doanh nghiệp Anh chịu thiệt.
Bà May ngoài ra cũng thể hiện mối đe dọa kín đáo gửi đến châu Âu khi cảnh báo rằng nếu không đạt thỏa thuận thương mại, Anh có thể áp thuế suất cạnh tranh hơn để thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư từ EU đến Anh.
tin liên quan
Thủ tướng Anh công bố chiến lược Brexit trong vài tuần tớiThủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ công bố chiến lược đưa nước Anh rời khỏi EU (Brexit) trong vài tuần tới, bác bỏ việc tiến trình này đang rơi vào hỗn loạn.
Bình luận (0)