Theo đó, tỷ giá hối đoái mới được áp dụng là 26.000 đồng = 1 USD, có hiệu lực từ ngày 10.4.2024. Tất cả đương đơn nộp phí xin thị thực không định cư và thị thực loại K từ ngày 10.4 trở đi sẽ phải đóng phí thị thực theo tỷ giá mới 26.000 đồng = 1 USD. Đương đơn nộp phí xin thị thực trước ngày 10.4.2024 theo tỷ giá cũ 25.000 đồng = 1 USD vẫn có thể sử dụng hóa đơn này đến khi hết hạn.
Trước đó, từ ngày 5.9.2023, tỷ giá hối đoái áp dụng đối với các dịch vụ lãnh sự nâng lên từ 24.000 đồng thành 25.000 đồng = 1 USD.
Tỷ giá xin thị thực Mỹ được áp dụng không theo biến động thị trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, với 1 USD quy đổi thành 26.000 đồng cao hơn so với tỷ giá niêm yết của ngân hàng trong nước, tính theo ngày 9.4 là 25.100 đồng và thị trường tự do khoảng 25.500 đồng.
Hiện, công dân của 41 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện vào Mỹ không cần thị thực. Ở châu Á - Thái Bình Dương, công dân các quốc gia và vùng lãnh thổ sau đây vào Mỹ không cần thị thực, gồm Úc, New Zealand, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và hai nước Đông Nam Á Brunei, Singapore.
Mặc dù đã được miễn thị thực nhưng công dân trong danh sách phải điền vào đơn điện tử hợp lệ (ESTA) để được cấp phép du lịch. Giấy phép này có thời hạn trong hai năm và du khách phải xin giấy mới nếu đổi hộ chiếu mới, thay đổi họ tên...
Ở chiều ngược lại, người cầm hộ chiếu Mỹ được nhập cảnh gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần thị thực. Ngoài ra còn có nhiều quốc gia cấp thị thực cho công dân Mỹ khi nhập cảnh hoặc cấp thị thực điện tử (E-visa). Việt Nam là một trong số những nước cấp visa điện tử cho du khách Mỹ.
Bình luận (0)