Apple bị chất vấn vì lỗ hổng FaceTime

06/02/2019 21:51 GMT+7

Apple đã nhận được nhiều câu hỏi từ hai thành viên chủ chốt của Viện Dân biểu Mỹ về lỗ hổng nghiêm trọng có trong FaceTime, và điều này có thể khiến "nhà táo" vướng vào một vụ kiện quyền riêng tư mới.

Theo Bloomberg, trong một lá thư gửi cho CEO Tim Cook, các nhà lãnh đạo của Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Mỹ và tiểu ban bảo vệ người tiêu dùng đã nói rằng lỗ hổng này là một vi phạm quyền riêng tư đáng kể. Ngoài ra, các nhà lập pháp còn chất vấn thêm thời điểm công ty nhận thức được lỗ hổng và liệu còn những lỗ hổng khác không được tiết lộ đang tồn tại và chưa được xử lý hay không.
“Trong khi đây là những công cụ tuyệt vời khi được sử dụng đúng cách, vấn đề riêng tư nghiêm trọng với tính năng trò chuyện nhóm FaceTime cho thấy cách các thiết bị này cũng có thể trở thành máy gián điệp”, Chủ tịch Ủy ban của New Jersey, ông Frank Pallone và Chủ tịch Tiểu ban bảo vệ người tiêu dùng của Illinois, ông Jan Schakowsky đã viết trong một tuyên bố.
Apple hiện vẫn chưa có phản hồi và trả lời bình luận về bức thư này. Hãng đã xin lỗi công khai người dùng về sự cố và cho biết đã vô hiệu hóa từ xa tính năng Group FaceTime. “Nhà táo” cũng cho biết thêm một bản cập nhật phần mềm cho phép FaceTime hoạt động ổn định và an toàn sẽ được phát hành trong thời gian rất ngắn sắp tới.
Lỗ hổng FaceTime sẽ xảy ra khi người dùng thực hiện một cuộc gọi FaceTime, nhập số điện thoại và sau đó thêm số điện thoại của một người khác. Lỗ hổng cũng cho phép video được gửi đi nếu người dùng khác nhấp vào nút nguồn của họ hoặc một trong các nút điều khiển âm lượng.
Gọi FaceTime nhóm là một tính năng quan trọng trong bản cập nhật phần mềm iOS 12 mùa thu năm ngoái, đi kèm với iPhone và iPad mới nhất. Các quan chức New York cho biết họ sẽ điều tra công ty để cảnh báo người tiêu dùng về lỗi này và phản ứng chậm của hãng.
Sự cố này là một vệt đen đối với Apple, hãng luôn đề cao tính bảo mật và quyền riêng tư cho các thiết bị của mình. Tim Cook thường xuyên chỉ trích các công ty internet theo dõi hành vi và các hoạt động kỹ thuật số của người dùng cho mục đích quảng cáo.
Trong nhiều năm, Apple cho phép các nhà phát triển ứng dụng bên ngoài truy cập, lưu trữ, chia sẻ và bán dữ liệu liên hệ người dùng, mà không cần sự đồng ý của họ. Apple đã chặn đứng lỗ hổng này vào năm ngoái.
Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện Mỹ giám sát hầu hết các vấn đề chính sách công nghệ và nằm dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng hòa. Chính cơ quan này đã đưa Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg của Facebook ra điều trần trước Quốc hội vào tháng 4.2018.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.