Xe

ASEAN trong thách thức hạt nhân

Tại hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa diễn ra ở Thái Lan, các bộ trưởng đã quan ngại các hoạt động bồi đắp, tôn tạo, gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, gây phương hại tới hòa bình và an ninh khu vực.

Thực tế, sau 45 năm cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng trên các thực thể tại vùng biển này nhằm theo đuổi tham vọng tuyên bố chủ quyền.
Để kiểm soát toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc đang xây dựng nhiều căn cứ tiền phương, triển khai khí tài từ máy bay chiến đấu, máy bay ném bom… đến tàu chiến hướng. Từ đó, Bắc Kinh hình thành sức mạnh quân sự để kiểm soát khu vực này bằng đe dọa vũ lực, thậm chí đe dọa cả các cường quốc khác.
Điều này mở ra một nguy cơ Bắc Kinh có thể triển khai tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân đến Biển Đông. Khi đó, an ninh của nhiều khu vực bị đe dọa. Nếu có thể kịp thời phát hiện việc Bắc Kinh đưa tàu ngầm đến Hoàng Sa, Trường Sa thì cộng đồng quốc tế mới có thể ngăn chặn kịp thời tham vọng của Bắc Kinh.
Chính vì thế, ASEAN cần tăng cường khả năng phòng chống tàu ngầm. Một trong các giải pháp là phối hợp với các đối tác bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Canada… để lập bản đồ thăm dò và kiểm soát chung ở đáy biển. Đó là một sự chuẩn bị cần thiết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.