Thạc sĩ, bác sĩ Lê Chí Công, khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:
Chào bạn! Câu hỏi của bạn có 2 ý, tôi xin được phép trả lời như sau.
Người có nồng độ axit uric cao trong máu có nguy cơ bị suy thận vì axit uric được thải qua thận, có thể lắng đọng thành sỏi urat ở thận, làm tổn thương ống thận và màng lọc cầu thận, gây suy thận cấp hoặc làm bệnh thận mạn tiến triển nhanh hơn. Vậy bệnh nhân có nồng độ axit uric cao nên đi bác sĩ khám để được tư vấn chế độ ăn và kê đơn thuốc phù hợp.
Nếu bạn có chỉ số axit uric cao, cần đi đến bác sĩ khám để được tư vấn điều trị. |
shutterstock |
Nếu bệnh nhân không có các bệnh lý cần hạn chế trái cây như suy thận nặng hoặc đái tháo đường (cần kiêng các loại trái cây có nhiều đường) thì vẫn có thể uống nước trái cây được.
Axit uric cao có nhiều nguyên nhân. Ngoài các nguyên nhân chủ quan như mắc các bệnh lý mạn tính (suy thận, suy giáp, ung thư), hay sử dụng các loại thuốc điều trị gây tăng axit uric, chúng ta có thể chủ động phòng tránh bằng cách giảm các loại thức ăn chứa nhiều purin như: thịt bò, hải sản, nội tạng động vật, kiêng uống rượu bia, tập thể dục, hạn chế tăng cân...
Như vậy nếu bạn có chỉ số axit uric cao, cần đi đến bác sĩ khám để được tư vấn điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể uống được nước trái cây hoặc không.
Bình luận (0)