“Bên cạnh Lufthansa, chúng tôi cũng tiếp xúc với hai hãng hàng không khác đang quan tâm tới việc mua lại tài sản của Air Berlin. Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều tuần, và cả ba hãng hàng không đều có đủ khả năng về tài chính để cung cấp cho Air Berlin một tương lai an toàn trong khi vẫn giữ trung tâm điều hành tại Đức”, Thomas Winkelmann, Giám đốc điều hành hãng hàng không lớn thứ hai của Đức vừa đệ đơn xin phá sản, cho biết vào hôm 17.8.
Mặc dù ông Winkelmann không tiết lộ cụ thể tên của hai hãng hàng không còn lại, nhưng các phương tiện truyền thông Đức cho rằng EasyJet và Condor Airlines là hai cái tên tiềm năng nhất. Trong cuộc liên lạc với hãng thông tấn AFP, Condor nói rằng họ đã sẵn sàng để đóng một “vai trò tích cực” trong việc tái cơ cấu Air Berlin, trong khi đó EasyJet từ chối bình luận.
Air Berlin đệ đơn xin phá sản vào hôm 15.8 sau khi cổ đông chính của hãng là Etihad Airways đột ngột rút các khoản hỗ trợ tài chính. Air Berlin đã phải vật lộn để hoạt động trong vòng hai năm qua, nhưng kết quả hãng này vẫn chịu thiệt hại lên đến 1,2 tỉ euro, tương đương khoảng 1,5 tỉ USD.
Theo tờ Sueddeutsche Zeitung trích dẫn các nguồn tin thân cận với vụ việc, hãng bay Đức Lufthansa đang có kế hoạch tiếp nhận 90 trong số 140 máy bay của Air Berlin và vận hành chúng dưới thương hiệu của hãng hàng không giá rẻ Eurowings.
Nói với tờ Frankfurter Allgemeine, ông Winkelmann cho biết ông muốn đạt được thỏa thuận với ít nhất hai trong số những người mua quan tâm vào tháng 9.2017. “Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không thể cứu được tất cả những việc làm của hãng”, ông Winkelmann cảnh báo.
Chính phủ Đức mới đây đã đưa ra một khoản vay trị giá 150 triệu euro, tương đương 170 triệu USD, để giữ Air Berlin hoạt động trong vòng ba tháng tới. Tuy nhiên, động thái can thiệp này của chính phủ đang gây tranh cãi khi chỉ vài tuần nữa cuộc bầu cử tại Đức sẽ diễn ra. Trước tình hình này, chính phủ Đức đã quyết liệt chống lại những ý kiến phản đối việc giúp Air Berlin.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức, ông Sigmar Gabriel, nói rằng hãng hàng không lớn thứ hai của Đức cần có tài chính để ngăn chặn việc 80.000 du khách mỗi ngày không bị mắc kẹt trong mùa cao điểm du lịch. Nhưng một quan chức chính phủ không nêu tên nói với tờ Handelsblatt rằng việc này là một ví dụ rõ ràng để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri.
tin liên quan
Hãng hàng không lớn thứ nhì Đức nộp đơn xin phá sảnAir Berlin vừa đệ đơn xin phá sản hôm 15.8 sau khi hãng bay Etihad của Abu Dhabi, cổ đông hàng đầu của hãng, từ chối cấp tiền cứu trợ.
Bình luận (0)