Cho đến nay, Berlin đã bác bỏ yêu sách 1,3 nghìn tỉ euro mà Ba Lan đòi bồi thường cho sự chiếm đóng của Đức Quốc xã, và cho rằng vấn đề đã được giải quyết từ lâu.
Ngoại trưởng Ba Lan Marcin Przydacz nói với tời Financial Times rằng: "Một khi đạt được thành công với Đức, bước tiếp theo có thể là khởi động một cuộc thảo luận như vậy" với Nga.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ba Lan dưới thời đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cánh hữu cầm quyền. Berlin cho biết Đức nhận trách nhiệm đạo đức đối với các tội ác của phát xít Đức và tiếp tục bồi thường tài chính trực tiếp cho những người sống sót sau nạn diệt chủng Do thái ở Ba Lan. Nhưng chính phủ Đức cho rằng các yêu cầu tài chính khác đã được giải quyết vào những năm 1950. Trong khi đó, chính phủ Ba Lan Warsaw đã nhấn mạnh rằng khi đó Liên Xô đã can thiệp để cho qua vấn đề này.
Warsaw đã gửi một công hàm chính thức tới Berlin với yêu cầu bồi thường vào tháng 10 năm ngoái. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda khi đó nói rằng ông không thấy có lý do gì để nước ông không làm điều tương tự với Nga.
Warsaw đang vướng vào một cuộc tranh cãi lớn hơn với Berlin về điều mà họ cho là ảnh hưởng quá mức của Đức đối với các vấn đề của EU.
Trong khi đó, lãnh đạo Liên minh châu Âu đã cáo buộc Ba Lan trượt dài theo chủ nghĩa độc đoán dưới sự lãnh đạo hiện tại của nước này.
Bà Jana Puglierin, người đứng đầu văn phòng Berlin của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nói rằng PiS dường như ưu tiên giành thắng lợi trong bầu cử hơn là thiết lập mối quan hệ mang tính xây dựng với Đức.
Michal Baranowski, giám đốc văn phòng Quỹ Marshall của Đức tại Warsaw, cho biết: “Nhìn chung về mặt niềm tin, tôi cảm thấy mối quan hệ Đức-Ba Lan đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1989".
Bình luận (0)