Trả lời phỏng vấn nhật báo Fakt hôm nay 22.4, ông Duda thừa nhận rằng các cuộc thảo luận về hợp tác hạt nhân giữa Ba Lan và Mỹ đã diễn ra "được một thời gian". "Tôi đã nói về điều này nhiều lần rồi. Tôi phải thừa nhận rằng khi được hỏi về điều đó, tôi đã tuyên bố sẵn sàng", ông Duda nói.
Tổng thống Ba Lan Duda cho rằng sở dĩ ông có lập trường như vậy là do Nga ngày càng quân sự hóa khu vực Kaliningrad giáp Ba Lan và Lithuania, đồng thời ông nhấn mạnh thêm rằng Moscow cũng đã triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus vào năm ngoái. Lúc bấy giờ, ông Putin lập luận rằng động thái này là phản ứng với việc Anh cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine.
"Nếu các đồng minh của chúng tôi quyết định triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của Ba Lan như một phần của việc chia sẻ hạt nhân, để củng cố sườn phía đông của NATO, chúng tôi sẵn sàng làm như vậy", ông Duda giải thích.
Nga từng đồng ý đảm bảo an ninh cho Ukraine như Điều 5 hiến chương NATO?
Ông Duda nhấn mạnh rằng với tư cách thành viên NATO, Ba Lan có một số nghĩa vụ nhất định và vấn đề tiếp nhận vũ khí hạt nhân Mỹ - chúng tôi chỉ đơn giản thực hiện chính sách chung.
Mỹ hiện triển khai vũ khí hạt nhân tại các căn cứ ở 5 nước thành viên NATO gồm Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga cảnh báo xung đột hạt nhân
Khi được hỏi về thông tin nêu trên, Điện Kremlin nhấn mạnh quân đội Nga sẽ phân tích bất kỳ động thái nào của Ba Lan để tiếp nhận vũ khí hạt nhân của Mỹ, theo Reuters ngày 22.4.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Quân đội sẽ phân tích tình hình. Nếu những kế hoạch này được thực hiện, tất cả các kịch bản cần thiết sẽ được triển khai để đảm bảo an ninh của chúng tôi".
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 22.4 nói rằng sự hỗ trợ của Mỹ, Anh và Pháp dành cho Ukraine đang gây ra những rủi ro chiến lược nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.
Tổng thư ký NATO phủ nhận kế hoạch đồng minh đến chiến đấu ở Ukraine
Ông Lavrov nói rằng: "Vấn đề đặc biệt quan ngại là thực tế rằng chính 'bộ ba' hạt nhân Mỹ, Anh và Pháp - là những nhà viện trợ chính cho Ukraine. Nga nhận thấy những rủi ro chiến lược nghiêm trọng trong các diễn biến này, khiến gia tăng mức độ nguy hiểm hạt nhân".
Bình luận (0)