Bác sĩ CKI Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giải đáp: Đá khô là một dạng rắn của cacbon dioxit, người Việt Nam còn gọi nó bằng nhiều cái tên khác như đá khí, đá khói, băng khô, nước đá khô...
Ngày nay, đá khô được sử dụng phổ biến. Các loại mặt hàng thủy sản, rau, củ... xuất khẩu sử dụng đá khô để ướp lạnh, bảo quản, giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon và bảo quản lâu hơn.
Trong y học, đá khô được sử dụng tại các cơ sở y tế, bệnh viện để bảo quản vắc xin, mẫu sinh học, máu, lưu trữ mô (nội tạng, bộ phận cơ thể). Đặc biệt, đá khô cũng được sử dụng để ướp xác.
Khi sử dụng nếu tiếp xúc trực tiếp có thể bị bỏng do đá khô. Đá khô rất lạnh. Do đó, nếu trực tiếp cầm loại đá này, các tế bào da có thể bị tiêu diệt và da tay của bạn sẽ bị lột do bỏng lạnh.
Các thành phần cacbon dioxit trong đá khô có thể làm giảm tỷ lệ phần trăm khí oxy trong không khí. Vì vậy, ở những không gian kín nếu sử dụng đá khô sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngạt thở.
Đặc biệt, nếu khí cacbon dioxit lạnh chìm xuống sàn của một căn phòng rất dễ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người yếu như trẻ em, người già hay động vật.
Do đó trong trường hợp ăn nhầm đá khô có thể dẫn tới tổn thương đường thở do bỏng lạnh đường thở và niêm mạc miệng dẫn tới chảy máu vùng họng, miệng.
Để sử dụng đá khô hiệu quả người dùng cần hiểu rõ công dụng và những tác hại nếu ăn hoặc uống nhầm đá khô.
Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: [email protected].
Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời cho bạn đọc.
Bình luận (0)