Bác sĩ: 5 cách đơn giản để phòng tránh ung thư nguy hiểm nhất

16/08/2022 00:08 GMT+7

Mặc dù không có bệnh ung thư nào có thể tránh được 100%, nhưng có nhiều cách để giúp giảm nguy cơ ung thư của bạn.

Tuổi tác và tiền sử gia đình là những yếu tố bạn không thể thay đổi, nhưng tiến sĩ Yevgeniy Skaradinskiy (khoa Ung thư/Huyết học tại Bệnh viện Đại học Staten Island, Mỹ) cho biết: "Một số lựa chọn lối sống làm tăng nguy cơ ung thư. Hãy cân nhắc việc bỏ hút thuốc, giảm cân, thay đổi thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm/lịch trình ăn uống, và các bài tập thể dục. Đây là những lựa chọn liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ ung thư của bạn".

Dưới đây, các chuyên gia chia sẻ các mẹo để sống khỏe mạnh lâu hơn và những cách giúp phòng tránh ung thư, theo Eat This, Not That!

1. Kiểm tra

Shutterstock

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về bệnh ung thư

Tiến sĩ Skaradinskiy nói: “Tầm soát là một yếu tố quan trọng đối với một số bệnh ung thư. Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư là đi khám sàng lọc, chẳng hạn như chụp X-quang tuyến vú, nội soi GI và phết tế bào máu PAP.

Ung thư dễ điều trị hơn vì có nhiều tầm soát và nhận thức hơn.

Giờ đây, các khối u có thể được tìm thấy ở các giai đoạn sớm hơn và các đột biến có thể nhắm mục tiêu trong các khối u có thể được giải quyết bằng nhiều loại thuốc hiện có hơn".

2. Vitamin D

Các nguồn vitamin D

shutterstock

Nima Majlesi, tiến sĩ, Giám đốc Độc chất Y tế tại Bệnh viện Đại học Staten Island giải thích: "Gần đây vitamin D đã được nhắc đến rất nhiều trong các cuộc thảo luận về sức khỏe tổng thể.

Các chức năng của vitamin D rất phức tạp và dường như có phạm vi rộng hơn những lợi ích thường được biết đến đối với xương và răng.

Vai trò của vitamin D đối với sức khỏe xương khớp là điều không cần bàn cãi.

Tuy nhiên, vitamin D dường như có vai trò trong việc duy trì cân bằng nội môi glucose, bệnh tim mạch, tự miễn dịch, viêm và ung thư.

Hội đồng Vitamin D - một nhóm do các nhà khoa học đứng đầu thúc đẩy nhận thức về sự thiếu hụt vitamin D - cho thấy điều trị bằng vitamin D có thể hữu ích trong việc điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tự kỷ, bệnh tự miễn dịch, ung thư, đau mạn tính, trầm cảm, tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, cúm và các bệnh thần kinh cơ".

3. Ngừng hút thuốc

Hút thuốc được chứng minh là có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến hút thuốc như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

shutterstock

Mariette Y. Amadi, tiến sĩ, Phó chủ tịch Y khoa tại Bệnh viện Đại học Staten Island cho biết: "Hút thuốc được chứng minh là có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến hút thuốc như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - là một bệnh phổi không thể hồi phục và/hoặc ung thư phổi.

Hãy bỏ thuốc lá vì nó có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh”.

4. Cắt giảm tiêu thụ rượu

Tiến sĩ Amadi nói: "Sự phụ thuộc vào rượu có thể dẫn đến chất lượng cuộc sống kém và có thể dẫn đến việc thiếu tuân thủ chăm sóc y tế. Nhiều tình trạng y tế như bệnh gan và bệnh tuyến tụy có thể xảy ra với rượu và nếu không được chăm sóc có thể gây tử vong".

"Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2020-2025, người lớn trong độ tuổi uống rượu hợp pháp có thể chọn không uống hoặc uống có chừng mực bằng cách hạn chế uống 2 ly nhỏ trở xuống trong một ngày đối với nam giới và 1 ly nhỏ hoặc ít hơn trong một ngày đối với nữ. Uống ít sẽ tốt cho sức khỏe hơn là uống nhiều", tiến sĩ Amadi lưu ý, theo Eat This, Not That!

5. Ăn uống lành mạnh

Theo tiến sĩ Amadi, "Chế độ ăn uống không lành mạnh chứa quá nhiều tinh bột, muối và chất béo có thể gây ra nhiều bệnh kèm theo như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2, có thể làm tăng thêm tổn thương cho cơ thể”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.