Bác sĩ chia sẻ những lợi ích tuyệt vời của ngải cứu trong trị bệnh

06/06/2024 04:05 GMT+7

Ngải cứu là loại cây quen thuộc vừa làm thức ăn vừa làm thuốc chữa bệnh, có tác dụng tốt với người bệnh xương khớp, người suy nhược cơ thể...

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ngải cứu còn có tên thuốc cứu, nhả ngải, bắc ngải, là một loài thực vật thuộc họ cúc. Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người dân Việt Nam, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày.

"Trong y học cổ truyền, ngải cứu có dược tính cao. Theo đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Chữa xương khớp

Nhờ tính ấm nên ngải cứu được dùng phổ biến trong những bài thuốc chữa bệnh về xương khớp. Nó có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu, tốt cho hệ xương khớp, giảm đau, kháng viêm, nhất là đối với những người bị gai cột sống, thấp khớp,…

"Với những người đau xương khớp, sưng khớp do gout, có thể dùng lá ngải cứu tươi rang với muối cho thật nóng, gói kín lại rồi chườm đắp lên vùng cơ xương khớp đang đau hay co cứng sẽ thấy giảm đau rất tốt. Với người chơi thể thao, khi bị bong gân, chỉ cần giã dập lá tươi hoặc lá ngải cứu khô tẩm rượu rồi bó vào vị trí bong gân, làm mỗi ngày 1 lần sẽ cải thiện hoặc dùng túi chườm thảo dược trong đó có ngải cứu", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Bác sĩ chia sẻ những lợi ích tuyệt vời của ngải cứu trong trị bệnh- Ảnh 1.

Ngải cứu có dược tính cao

T.N

Lá ngải cứu rang muối. Ngải cứu kết hợp với muối sẽ tạo ra các hoạt chất sát khuẩn mạnh, ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Phương pháp này thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau xương khớp do viêm khớp hay thoái hóa xương khớp hoặc phong thấp.

Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá ngải cứu và muối hạt với lượng phù hợp với vùng xương khớp bị đau. Sau đó, rửa lá ngải cứu bằng nước sạch, để thật ráo nước, rồi mang rang chung với muối cho nóng lên. Cuối cùng, đổ hỗn hợp vừa rang ra một khăn mềm hoặc túi vải bọc lại và tiến hành chườm nóng lên vùng khớp bị viêm. Có thể áp dụng bài thuốc này vài lần mỗi ngày để giúp giảm cảm giác đau vùng xương khớp.

Bác sĩ chia sẻ những lợi ích tuyệt vời của ngải cứu trong trị bệnh- Ảnh 2.

Ngải cứu kết hợp với muối sẽ tạo ra các hoạt chất sát khuẩn mạnh

Pexel

Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Ngải cứu có tác điều hòa và ổn định khí huyết. Đây là một vị thuốc quý cho phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, lá ngải cứu còn chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, giúp ổn định kinh nguyệt rất tốt cho phụ nữ. Đối với những người hay bị đau bụng kinh hay kinh nguyệt không đều thì việc sử dụng ngải cứu còn giúp hỗ trợ giảm đau và điều hòa kinh nguyệt. Phụ nữ dùng ngải cứu cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong những ngày “đèn đỏ”.

Đẹp da, giải cảm

Việc dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh. Ngoài ra, cách ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó mang lại sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.

Giúp cầm máu

Thành phần trong ngải cứu có tác dụng tốt giúp cầm máu, kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau,… Nhờ thế, đây là bài thuốc hữu hiệu áp dụng cho những trường hợp cần sơ cứu nhanh và khẩn cấp. Nhất là những trường hợp bị thương, đứt chân tay, bị rắn cắn,…

Chữa chứng suy nhược cơ thể

Ngải cứu trong dân gian được biết đến là một bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu. Lá ngải cứu kết hợp với hạt sen, táo đỏ, dùng để hầm gà ác là món ăn đại bổ giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở những người mới ốm dậy, bệnh lâu ngày.

Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay

Trong tinh dầu ngải cứu có thành phần chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên được dùng làm bài thuốc hữu hiệu có tác dụng chữa mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt,… Ngải cứu tươi có thể đâm nhuyễn đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa hoặc mụn nhọt giúp kháng viêm hiệu quả. 

Chữa bệnh đường hô hấp trên

Ngải cứu còn được dùng kết hợp với một số loại thảo dược khác như lá bưởi, khuynh diệp,… để chứa các chứng cảm mạo, ho khan, đau họng,… Dùng đun nước uống hoặc xông ngải đều rất tốt với những trường hợp này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.