Người đàn ông họ Vương (36 tuổi) đến từ Trung Quốc, đã bị nhiễm ký sinh trùng do ăn món ốc chiên thường xuyên, các chuyên gia cho biết.
Con sán dây sau đó, đã được lấy ra khỏi não của anh, sau khi đã ở đó 15 năm
Anh Vương cho biết anh bắt đầu ăn món yêu thích này từ năm 2004, theo Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Đông.
Một năm sau, anh bắt đầu nôn mửa thường xuyên và đến năm 2007, anh bắt đầu cảm thấy tê ở tay trái và chân trái và các cơ yếu đi.
Tình trạng của anh nhanh chóng xấu đi và anh buộc phải nghỉ việc sau khi bị co giật thường xuyên, theo MailOnline.
Anh cũng cho biết anh thường xuyên ngất xỉu trong khi gia đình tuyệt vọng chạy chữa khắp nơi cho anh.
10 năm chạy chữa
Trong suốt 10 năm, anh Vương đã đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác với hy vọng tìm ra bệnh.
Sau đó, năm ngoái các bác sĩ đã vô cùng sốc khi phát hiện ra có một con sán dây trong não của anh, sau khi chụp CT đầu cho anh.
Họ nói với anh rằng sẽ rất nguy hiểm nếu mổ vì vị trí của con sán nằm gần các bộ phận quan trọng trong não và khuyên anh phải chữa trị bằng cách khác.
Nhưng vào tháng 9, anh lại bị một cơn động kinh nữa và lần này anh quyết định phẫu thuật.
“Vì con sán còn sống, nó sẽ bò vào não và ăn não”, anh nói.
Anh đến một bệnh viện chuyên khoa ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung quốc), ở đây các bác sĩ cho biết con sán dây vẫn còn sống.
Sau đó, anh đã trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài suốt 2 tiếng để các bác sĩ gắp con sán ra.
Đó là ấu trùng sán nhái, thường được tìm thấy trong ruột của mèo và chó - nhưng hiếm khi ở người, 75% người nhiễm có tiền sử ăn ếch sống hoặc rắn sống.
Bác sĩ Gu Youming, Phó giám đốc Bệnh viện não Quảng Đông 999, người đã điều trị cho anh, cho biết: Vì con sán vẫn còn sống, nên nó sẽ bò vào não và ăn não của anh.
Sán nhái là gì?
Đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi ấu trùng sán nhái.
Loại sán này sống ký sinh ở động vật giáp xác nước ngọt như ếch, nhái, lươn, ốc bươu, cua đồng, rắn, kỳ giông, chuột, chó, mèo... và có thể lây nhiễm cho người.
Có thể nhiễm ấu trùng sán nhái qua 3 đường chính: uống nước có nhiễm ấu trùng sán nhái chưa được nấu chín; ăn thịt ếch, nhái, rắn, chim, cua đồng, ốc bươu... còn sống, chưa được nấu chín kỹ; bơi lội trong nước có ấu trùng sán nhái.
Ấu trùng sán nhái di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó.
Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, đôi khi sưng phù và đỏ ngứa.
Nếu ký sinh ở mắt sẽ gây đau mắt, nhức, sưng, đỏ, chảy nước mắt, loét giác mạc, phù quanh nhãn cầu, có thể dẫn đến mù, vì ký sinh trùng di chuyển vào đến kết mạc và vào trong ổ mắt.
Một số trường hợp có thể gây tắc ruột và sán có thể vào thành ruột, mô vú, bìu, mào tinh hoàn, niệu đạo, bàng quang, khoang bụng, tim, phổi, thận, bàng quang, xoang ngực, tim và mô não.
Khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào bên trong nội tạng sẽ nguy hiểm và đôi khi sán nhái có thể gây bệnh ở não.
Ấu trùng sán nhái vào não sẽ gây ra những cơn động kinh cục bộ, lú lẫn, suy nhược, nhức đầu, giảm trí nhớ, hôn mê, sốt, yếu vận động, và một số triệu chứng khác ở thần kinh trung ương, có thể gây xuất huyết não.
Định vị trí thương tổn bằng chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ, sẽ giúp cho chẩn đoán bệnh sán nhái tốt, nhất là ở não.
Bình luận (0)