Bác sĩ, điều dưỡng phải đối mặt hằng ngày với nguy cơ phơi nhiễm

15/11/2018 13:50 GMT+7

Điều dưỡng là người dễ mắc phơi nhiễm nhất, nguyên nhân có phải do số lượng mũi tiêm nhiều và áp lực công việc?

Phơi nhiễm (các bệnh truyền nhiễm, HIV, viêm gan B, C… ) hiện đang được đặt trong tình trạng báo động, là nỗi lo đặc biệt đối với nhân viên y tế. Nguy cơ nhiễm HIV, viên gan B, C là những tai nạn nghề nghiệp mà nhân viên y tế phải đương đầu hằng ngày.
Thông tin trên được điều dưỡng Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Điều dưỡng trưởng, Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia định, cho biết tại Hội nghị khoa học BV Nhân dân Gia định vào ngày 15.11.
Theo điều dưỡng Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, từ năm 2013 - 2017 tại BV Nhân dân Gia Định có 63 nhân viên y tế ở 23 khoa phòng chuyên môn bị phơi nhiễm. Điều dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất với 31 người (chiếm 39,2%), 14 bác sĩ (chiếm 22,22%), 8 kỹ thuật viên (12,69%), 6 nữ hộ sinh (9,52%) và 4 nhân viên (6,36%).
“Qua thống kê của chúng tôi, các điều đưỡng bị phơi nhiễm trong quá trình tiêm thuốc, lấy máu xét nghiệm. Một câu hỏi đặt ra là do số lượng mũi tiêm nhiều, áp lực công việc là yếu tố góp phần làm tăng tỉ lệ phương nhiễm”, điều dưỡng Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đặt vấn đề.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Khoa Nội tiết thận là khoa có tỉ lệ phơi nhiễm nhiều nhất với 12,69%, khối khoa nội bị phơi nhiễm nhiều nhất với 34,9%, khối ngoại (25,39%); khối sản (12,72%)…
Tỉ lệ bệnh nhân (gây phơi nhiễm cho nhân viên y tế) được chẩn đoán dương tính với HIV chiếm 20,3%, 1,58% nhiễm viêm gan B, và 1,58% nhiễm viêm gan C.
Trong 63 người thì 62 người tuân thủ điều trị phơi nhiễm, 1 trường hợp không tuân thủ. Toàn bộ nhân viên y tế bị phơi nhiễm không có đường hợp nào nhiễm HIV, viêm gan B, C.
Theo phân tích của điều dưỡng Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, tình huống gây phơi nhiễm cho nhân viên y tế, gồm: bị vật sắt nhọn đâm nhiều nhất (54%); tiếp theo máu và dịch tiết văng vào mắt, vào vết thương; vật nhọn không rõ nguồn gốc đâm; bệnh nhân cào, găng tay thủng.
Vật gây phơi nhiễm nhiểu nhất là bơm kim tiêm hơn (59%); tiếp theo là kim khâu, lim luồn, kim sinh thiết, kéo, kim dường huyết.
Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), trong các tổn thương da xảy ra trên nhân viên y tế mỗi năm liên quan đến bơm kim tiêm là thường gặp nhất với tỉ lệ 61%. Các tổn thương do bơm kim tiêm xảy ra nhiều nhất sau khi sử dụng hoặc hủy bơm kim tiêm, tiếp theo là khi sử dụng chăm sóc bệnh nhân...
CDC cũng chỉ ra 6 loại dụng cụ sắc nhọn dễ gây phơi nhiễm: bơm kim tiêm dùng 1 lần, kim khâu, kim cánh thép, lưỡi dao mổ, kim luồn và kim tiêm tĩnh mạch.
CDC cảnh báo, cứ 1.000 trường hợp phơi nhiễm thì có 2-3 trường hợp nhiễm bệnh. Do vậy, nhân viên y tế được khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng găng tay, kính bảo hộ khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể; lập tức rửa tay và bề mặt da khi tiếp xúc với bệnh phẩm bệnh nhân; cẩn thận cầm và bỏ các dụng cụ sắc bén trong và sau khi sử dụng.
Theo lãnh đạo BV Nhân dân Gia Định, việc nghiên cứu và đưa ra cảnh báo phơi nhiễm trong nhân viên y tế là nhằm để họ cần có y thức bảo vệ mình, qua đó lãnh đạo cũng cần có chiến lược tăng cường giáo dục cho nhân viên y tế thực hành đúng.

“Để giành lấy sức khỏe cho người bệnh, ngoài những cống hiến thầm lặng, có mấy ai hiểu rằng nhân viên y tế luôn phải đối mặt với những rủi ro, tai nạn có thể đánh đổi cả tính mạng của mình. Khó khăn, nguy hiểm là thế nhưng khi đã khoác lên mình chiếc áo trắng thì tất cả những khó khăn, nguy hiểm ấy không là rào cản trong công tác chăm sóc người bệnh. Dù biết rõ bệnh nhân nhiễm HIV, viêm gan B, C nhưng người bệnh vẫn được điều trị, chăm sóc, đối xử công bằng như những bệnh nhân khác”.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.