Như vậy có đúng không? Xin bác sĩ tư vấn giúp cách xử lý đúng, cầm máu trong trường hợp này. (Ngô Bảo Thiên, 28 tuổi, ngụ Bình Dương)
Bác sĩ chuyên khoa nhi Đỗ Tiến Sơn: Chỉ cần tổn thương nhỏ xíu ở niêm mạc mũi cũng có thể làm đứt rách hệ thống vi mạch. Trẻ sơ sinh hiếm khi chảy máu mũi, mà hay gặp hơn ở trẻ đi học mẫu giáo và tiểu học.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Tắm đêm có gây đột tử không?Chảy máu cam thường chảy đột ngột từ một bên lỗ mũi. Thỉnh thoảng thì kín đáo hơn như: chảy máu cam khi ngủ, trẻ sẽ nuốt và nôn ra máu nâu hoặc máu tươi hoặc đi tiêu phân đen vào sáng hôm sau nếu lượng máu đủ nhiều.
Bạn cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có các biểu hiện: nhìn tái xanh, vã mồ hôi hoặc lơ mơ; có vẻ như mất máu rất nhiều; chảy máu mũi kèm nôn máu hoặc nôn ra dịch nâu; chảy máu mũi sau khi ngã, tai nạn có đụng đập đến bất cứ vị trí nào trên đầu.
Đặc biệt lưu ý phải xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhi trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nhỏ mũi nào cho trẻ. Chỉ được tự dùng các loại nước rửa mũi như nước mũi sinh lý, hay nước biển sâu.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Làm sao nhận biết cơn nhồi máu cơ tim?Cách cầm máu khi chảy máu cam:
Cần giữ bình tĩnh vì chảy máu cam thường không nguy hiểm. Người lớn đừng cuống lên mà làm trẻ sợ hãi.
Giữ trẻ ngồi hoặc đứng, cúi về phía trước. Không được để trẻ nằm hay ngửa cổ ra sau, sẽ làm máu chảy xuống họng và kích thích nôn - đây là sai lầm mọi người thường gặp phải.
Không nhét giấy thấm hay bất cứ thứ gì vào mũi trẻ. Gạc, bông sẽ không có hiệu quả cầm máu vì không đủ sâu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng một gạc dài chuyên dụng để nhét sâu, cầm máu.
Kẹp hai cánh mũi lại, trong liên tục 10 phút. Đừng có nhả tay giữa chừng để xem máu cầm chưa, bạn sẽ phải kẹp lại đủ 10 phút.
Nếu máu không cầm sau 10 phút, hãy thử lại một lần nữa. Nếu vẫn không cầm máu thì phải đưa trẻ đến bệnh viện.
Bình luận (0)