Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM): Thời gian này, ở miền Bắc và miền Trung, trời lạnh hơn, trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn, nhất là trẻ có tiền căn suyễn hay dị ứng đường hô hấp. Ở miền Nam, tuy không khí mát hơn nhưng lại có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, cũng khiến trẻ dễ bệnh.
“Cho trẻ uống đủ nước, ngủ đủ giấc, bú đủ sữa vẫn là cách phòng bệnh tốt nhất”, bác sĩ Khanh khẳng định.
Bên cạnh đó, bác sĩ Khanh lưu ý phụ huynh các cách giữ ấm cho trẻ là rất quan trọng. Khi đi ra ngoài, trẻ cần được giữ ấm đầu, cổ, bàn chân và đặc biệt là đừng để trẻ hít trực tiếp không khí lạnh vào phổi.
Đồng thời, “tắm không đúng thì trẻ cảm lạnh là cái chắc”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
tin liên quan
Nhiễm lạnh lúc chuyển mùaTôi là nam giới, hơn 50 tuổi. Những ngày trời chớm lạnh, sáng sớm tôi đi tập thể dục, hoặc tối đi làm về trễ thường cảm giác lạnh.
Đặc biệt, phụ huynh cần nhớ, tránh gió lùa khi tắm cho trẻ và ngay cả trong 30 phút sau khi tắm.
“Hầu như, phụ huynh chỉ biết và quan tâm việc tắm cho trẻ phải tránh bị gió lùa nhưng quên mất sau khi tắm 30 phút phải tránh gió lùa cho trẻ cũng quan trọng”, bác sĩ Khanh lưu ý.
Vì vậy, sau khi tắm cho trẻ xong, phụ huynh phải trùm khăn, lau khô và thay nhanh quần áo cho trẻ. Không để trẻ đi ra ngoài ngay.
Mùa lạnh, trẻ sơ sinh có thể tắm cách 1-2 ngày, tắm nhanh, tắm từng vùng cũng sạch, chứ không cần phải tháo hết đồ ra mới tắm được cho trẻ.
Lưu ý khi tắm biển, hồ bơi
Trong những ngày trời mát hay lạnh, ba mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ tắm hồ bơi. Tốt nhất là tắm khi trời ấm và cho trẻ mặc nguyên quần áo tắm.
Khi tắm hồ bơi, tắm biển, không cho trẻ tắm quá 30 phút - Ảnh:Tuệ Linh
|
Khi tắm hồ bơi, tắm biển, không cho trẻ tắm quá 30 phút. Tắm ở dưới nước 15 phút thì phải lên bờ lau khô, nghỉ 10-15 phút, sau đó mới tắm lại 15 phút là được.
“Tắm hồ bơi nên chọn hồ sạch, cho bé tiếp xúc dần với nước hồ cho quen. Tắm xong lau khô, nhỏ mũi mắt bằng muối sinh lý, tắm lại nước sạch ngay. Ngoài ra, phụ huynh nên trang bị kiếng và nút tai khi bơi cho trẻ”, bác sĩ Khanh dặn dò thêm.
tin liên quan
Ăn sống thằn lằn có chữa được bệnh hen suyễn cho trẻ?Nhiều 'biện pháp' như: uống thằn lằn, rắn mối nướng, thậm chí ăn sống bằng cách há miệng rồi bấm đuôi thằn lằn cho chui vào miệng,… hoàn toàn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh có khả năng điều trị khỏi bệnh hen suyễn cho trẻ.
Bình luận (0)