Bác sĩ ơi: Vì sao hay bị chuột rút vào ban đêm, cách phòng ngừa?

01/01/2019 09:10 GMT+7

Một số bạn đọc thắc mắc vì sao đang ngủ lại bị chuột rút ở chân, có khi chuột rút 5-6 lần/đêm, rất đau. Vậy đâu là nguyên nhân? Có cách nào xử lý không?

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam (Đại học Y dược TP.HCM) cho biết chuột rút về đêm là biểu hiển của nhiều bệnh khác nhau. Nguyên nhân thường là do tăng hoạt động của các vùng cơ mặt sau cẳng chân, do hạ kali hoặc do ứ trệ tuần hoàn của tĩnh mạch.
Ở một số người, do hoạt động ban ngày quá nhiều, các chất trung gian hóa học thải ra ngoài không hết và ứ đọng lại trong cơ gây ra hiện tượng co cơ về ban đêm mà dân gian thường gọi là chuột rút.
Ngoài ra, ở một số người khác, do sử dụng một số loại thuốc làm giảm kali trong máu như thuốc lợi tiểu -loại gây mất kali, thuốc chống viêm dạng striod hoặc bệnh nhân bị tiêu chảy làm mất kali… cũng có thể có hiện tượng chuột rút.
Nhưng nguyên nhân thông thường nhất của hiện tượng chuột rút về ban đêm là do tình trạng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch trong bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, đặc biệt là suy hệ thống tĩnh mạch sâu. Các chất gây viêm, các phản ứng hóa học được kích hoạt do ứ trệ tuần hoàn sẽ gây phù chân và co cơ đột ngột. Tình trạng này làm bệnh nhân rất đau đớn và khó chịu.
Khi đã xác định được chính xác nguyên nhân của chuột rút, bác sĩ sẽ bổ sung kali cho bệnh nhân, sử dụng các thuốc chống viêm và tăng sức bền của thành tĩnh mạch.
Ngoài ra, bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng các loại thực phẩm giàu kali như cam, chuối… Bệnh nhân sẽ đỡ và dần sẽ hết chuột rút.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.