Cần xem lại
Sự cố tiếp đất, chạm đất dây cao thế là sự cố rất dễ xảy ra trong hệ thống điện cao áp mà EVN phải dự liệu. Khi có dây cao áp tiếp chạm đất các cầu dao tự động sẽ cắt cách ly khu vực có dây tiếp chạm đất ra khỏi hệ thống chứ không rã lưới như vừa rồi. Như vậy, khâu thiết kế hệ thống bảo vệ có vấn đề, thiết nghĩ EVN phải xem lại.
Davis Tran
([email protected])
Bài học đắt giá
Chỉ có một cái cây ngã vào đường dây 500 kV bắc - nam, thế là cả miền Nam mất điện trong vài giờ. Vậy nếu có người cố tình phá hoại thì hậu quả sẽ như thế nào? Lúc đó sẽ rối loạn, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Thiết nghĩ các cơ quan quản lý hãy rút kinh nghiệm và cần có phương án dự phòng để tránh sự cố có thể tái diễn.
Thịnh
([email protected])
Cần có phương án dự phòng
Miền Nam có 2 thủy điện lớn như Dầu Tiếng và Trị An thế nhưng tập đoàn điện lực không có kế hoạch phòng ngừa mà chỉ dựa vào dường dây 500 kV bắc -nam là không phải tối ưu. Đành rằng là chúng ta có máy phát điện dự phòng, nhưng phương án này vận hành quá chậm chạp. Hơn nữa máy phát dự phòng sẽ chạy được bao lâu? Đây là vấn đề lớn nên lo chứ không phải chỉ lo làm ăn lỗ lã.
Trịnh Hồng Vân
([email protected])
Hải Nam |
BAN CTBĐ
(tổng hợp)
>> Sự cố mất điện toàn miền Nam là "nghiêm trọng
>> Sự cố mất điện toàn miền Nam: Ai sẽ phải bồi thường thiệt hại?
>> Phnom Penh ảnh hưởng sự cố mất điện ở Việt Nam
>> Sự cố mất điện toàn miền Nam
>> Sự cố mất điện toàn miền Nam: Tất cả CSGT tại TP.HCM đều... ra đường
>> Cận cảnh hiện trường sự cố gây mất điện toàn miền Nam
>> Điêu đứng vì mất điện toàn miền Nam
>> Nguyên nhân mất điện toàn miền Nam là do... xe cẩu
Bình luận (0)