Bài thuốc chữa bệnh từ quả xoài, sung và thơm trên mâm ngũ quả

Cũng như mãng cầu, dừa, đu đủ, ba loại trái cây xoài, sung, thơm trên mâm ngũ quả cũng có giá trị y học cao.

Vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều nhà bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Thường các loại trái cây được chưng trên mâm ngũ quả là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (với ý nghĩa cầu vừa đủ xài sung) hay có nhà thay bằng quả thơm (dứa, với ý nghĩa thơm tho, đa phúc, đa lộc).
Cũng như mãng cầu, dừa, đu đủ, các trái cây còn lại (xoài, sung, thơm) cũng có giá trị y học cao, được lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hiệp hội Dược liệu TP.HCM, giải thích.
Xoài
Quả xoài chín có chứa các chất sau: nước, protid, lipid, glucid, tro và các chất khoáng vi lượng, vitamin. Một miếng xoài chín 100 g cung cấp 62 calo, 78% nhu cầu vitamin A mỗi ngày, 46% nhu cầu vitamin C, ngoài ra còn có vitamin E.
Ăn xoài chín giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng ngừa ung thư, giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng bệnh mạch vành, ngừa ung thư ruột kết (do làm tăng nhu động ruột, chống táo bón).
Tác dụng bổ não, có lợi cho người làm việc trí óc. Đặc biệt, xoài rất tốt cho hoạt động của thanh đới, chống khô cổ...
Xoài xanh có nhiều vitamin C, nấu canh chua với các loại cá đồng (cá rô, cá trê, cá lóc…) rất ngon lại có tác dụng giải nhiệt, chống mệt mỏi vào mùa hè. Tuy vậy, xoài xanh có nhiều chất chát có thể gây táo bón, không nên ăn lúc đói bụng.
Ăn xoài chín giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng ngừa ung thư Nguyên Mi
Sung
Quả sung có chứa các chất: protein, chất béo, đường, vitamin, chất khoáng.
Quả sung thường dùng muối ăn như cà muối, luộc ăn với nước chấm hoặc kho. Lá sung non có thể ăn sống như rau, lộc sung dùng gói nem.
Quả sung có nhiều giá trị y khoa được Đông y thừa nhận Shutterstock
Theo đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Khi họng bị đau, hái vài trái sung ăn là thấy bệnh giảm.
Theo sách Điền Nam bản thảo, trái sung chủ thanh lợi yết hầu, khai hung cách, tiêu viêm, hóa trệ.
Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ.
Trong sách Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng nhựa sung chữa các loại đinh nhọt và dùng lá sung non chữa trẻ em bị lở ghẻ.
Trong sách Bách gia trân tàng, Hải Thượng Lãn Ông dùng lá sung nấu nước cho uống và xông rửa mặt chữa trên u nhỏ sưng đỏ.
Y học hiện đại cho rằng quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Thơm

Theo đông y, thơm có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, ngừng tả.

Quả thơm mang ý nghĩa thơm tho, đa phúc, đa lộc và cũng là bài thuốc chữa nhiều bệnh Minh Khôi

Men thơm giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn thơm rất có lợi.

Ngoài ra, chất đường, muối và men trong quả thơm còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.

Cũng giống đu đủ, quả thơm rất hữu ích trong việc làm mềm da, chứa ezym đặc biệt có tác dụng tẩy tế bào chết, đặc biệt khi thoa hoặc ngâm nước ép thơm ở những vùng da đầu gối, khuỷu tay, gót chân.

tin liên quan

Món ăn 'nên thuốc' trong những ngày tết
Tết Nguyên đán là dịp để tận hưởng không khí đầm ấm với những bữa ăn đầy đủ thành viên trong gia đình. Còn gì bằng khi nhiều món ăn trong những ngày tết lại có tác dụng như những bài thuốc quý tẩm bổ.
Tuy nhiên, có một số người sau khi ăn thơm xuất hiện hiện tượng dị ứng. Thường sau 15 phút hoặc 1 giờ, bệnh nhân thấy đau bụng, buồn nôn, đi lỏng, đồng thời có các biểu hiện mẫn cảm như đau đầu, chóng mặt, mẩn đỏ da, ngứa toàn thân, tay chân và lưỡi cứng đờ, nghiêm trọng hơn có thể ngất đột ngột. Do đó, những người bị dị ứng thơm không được ăn.

Trước khi ăn, có thể ngâm thơm trong nước muối để một phần a xít hữu cơ bị phân giải, làm giảm nguy cơ ngộ độc thơm. Quả thơm sau khi xát muối ăn đậm đà, ngọt ngào hơn.

Đặc biệt, không nên ăn hoặc uống nước ép thơm khi bụng đói.

tin liên quan

Ăn uống cân bằng sức khỏe
Việc ăn uống không chỉ có tiết độ (về lượng, thời gian) mà cần phù hợp với nhu cầu của mỗi người và còn phải thích nghi với khí hàn (lạnh) nhiệt (nóng) ôn lương của tiết trời.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.