Vấn đề độc quyền ở Việt Nam - độc quyền và đặc quyền
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, hướng tới nền kinh tế số của một quốc gia số. Quá trình xây dựng và hoàn thành tiến trình này vẫn còn rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Trong đó độc quyền, đặc biệt là độc quyền công nghệ luôn là vấn đề nổi cộm nhất.
Độc quyền là hiện tượng độc chiếm, khiến thị trường không có sự cạnh tranh về phía cung. |
Độc quyền công nghệ có nghĩa là sử dụng lợi thế công nghệ của riêng mình làm giảm áp lực cạnh tranh, đây được xem là thế mạnh của những “gã khổng lồ công nghệ” lớn trên thế giới.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ nội địa vẫn chưa thực sự phát triển, còn lép vế so với các công ty nước ngoài. Theo Báo cáo VietNam Digital Marketing Trends 2021, hơn 80% tổng doanh thu từ quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đang thuộc về những “gã khổng lồ” trên thế giới. Như vậy, mỗi năm, kinh tế Việt Nam thất thoát hàng trăm triệu USD.
Độc quyền bao giờ cũng gắn với đặc quyền và đặc lợi. Miếng bánh tại thị trường công nghệ béo bở là thứ các công ty lớn không muốn chia sẻ cho bất kỳ ai. Với vị thế “cửa trên”, các công ty này sẽ tự tạo ra “sân chơi” với những quy định riêng. Các doanh nghiệp nhỏ đi sau muốn “vào sân” bắt buộc phải chấp nhận luật chơi mà họ đã đề ra, từ đó làm giảm cạnh tranh lành mạnh.
Suy cho cùng, đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong độc quyền công nghệ cuối cùng lại chính là người dùng. Họ bị mất quyền tự do lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, buộc phải sử dụng những dịch vụ mà các công ty độc quyền đang cung cấp. Điều quan trọng nhất là người dùng phải chịu dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng với giá thành đắt đỏ do không có sự lựa chọn thay thế.
Làm sao để giải bài toán độc quyền công nghệ?
Muốn phát triển bền vững, cần phải tự chủ. Như vậy, giải pháp hữu hiệu nhất để phá bỏ thế độc quyền là tập trung phát triển doanh nghiệp trong nước, tạo thế cạnh tranh bình đẳng, từng bước giảm tải sự phụ thuộc vào công ty công nghệ nước ngoài. Khi đó, các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam cần đóng vai trò đội ngũ tiên phong để hạn chế sự chi phối của các “ông lớn”, góp phần tích cực vào công cuộc chống độc quyền công nghệ.
Với định hướng như vậy, Cốc Cốc - trình duyệt web "Make in Việt Nam" - chính là cái tên nổi bật, một trong những công ty công nghệ tiên phong dám đối đầu với những gã khổng lồ công nghệ trên thế giới. Hiện tại, Cốc Cốc là một trong số 20 trình duyệt và 10 công cụ tìm kiếm trên thế giới. Đây cũng là trình duyệt và công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 tại Việt Nam.
Cốc Cốc hiện là trình duyệt và công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 tại Việt Nam. |
Sự hiện diện của Cốc Cốc đã và đang khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới, phần nào hạn chế sự thống lĩnh và tầm ảnh hưởng của các công ty công nghệ lớn của nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Cốc Cốc còn mang đến cho người dùng thêm sự lựa chọn, là một công cụ hữu hiệu giúp kiểm tra chéo khi hoài nghi về kết quả có thể bị định hướng bởi sản phẩm nước ngoài.
Tới nay, sau 8 năm phát triển, dù gặp nhiều khó khăn khi đối đầu với các ông lớn, Cốc Cốc vẫn không ngừng nỗ lực để phát triển. Với phương châm “khách hàng là trên hết”, luôn ưu tiên trải nghiệm người dùng, Cốc Cốc trở thành trình duyệt Việt duy nhất và đã có trên 25 triệu người dùng.
Dẫu vậy, hành trình phát triển của Cốc Cốc cũng như các công ty công nghệ Việt luôn không hề dễ dàng. Trong tương lai, Cốc Cốc và các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam hy vọng có những giải pháp kịp thời, phù hợp với thời đại để hỗ trợ những công ty như Cốc Cốc có không gian phát triển lành mạnh. Đây là bước đệm quan trọng trong tiến trình hướng tới một Việt Nam tự do số, để người Việt có thể tự hào vì sản phẩm Việt.
Bình luận (0)