Đây là cách nhìn đúng đắn về vấn nạn giao thông thông đô thị Việt Nam, đặc biệt tại TP.HCM và Hà Nội.
Cả Hà Nội lẫn TP.HCM mấy lần hăm he “Cấm xe gắn máy” vì cho rằng đó là nguyên nhân chính của vấn nạn ùn tắc và tai nạn giao thông. Xe gắn máy là phương tiện giao thông chủ lực, là nồi cơm của nhiều gia đình. Nếu bị cấm thì đi bằng cái gì, sống như thế nào? Phá bỏ bất cứ thứ gì, từ vật chất lẫn tinh thần đều phải có cái mới thay thế tốt đẹp hơn. Không thể, “đùng một cái”, thích là cấm.
Chỉ riêng TP.HCM, tính đến ngày 15.6, thành phố đang quản lý hơn 8 triệu xe, gồm 652.389 ô tô và hơn 7,4 triệu xe gắn máy. Chưa kể xe vãng lai cũng chừng hơn 2 triệu, cả ô tô lẫn xe gắn máy.
Ông Hùng dẫn chứng “Xe hơi chiếm diện tích mặt đường lớn, khi xe hơi dừng đậu là đã chiếm 12 m2, còn xe máy chỉ mất 1,5 m2”. Thật vậy, chỉ cần 1/3 người đang dùng xe gắn máy, chuyển qua đi ô tô, đảm bảo người dân TP.HCM chỉ còn cách leo lên nóc ô tô mà đi bộ. Xe gắn máy đâu có tội tình gì mà cứ bị hăm he. Giữa ô tô và xe gắn máy, chưa biết ai vi phạm luật giao thông và gây tai nạn nhiều hơn. Bởi nguyên nhân chính là do con người.
Lãnh đạo các thành phố đang muốn cấm xe gắn máy cứ ao ước địa phương mình được như Hồng Kông hoặc Singapore. Các thành phố đó rất ít xe gắn máy. Không phải vì cấm mà vì người dân tự giác chuyển đổi phương tiện. Trong quy hoạch đô thị ở các nước phát triển, họ tính toán chi li vài chục năm và có lộ trình hạn chế xe cá nhân cụ thể. Thay vào đó là ưu tiên phát triển giao thông công cộng. Dân New York (Mỹ), Tokyo (Nhật), Seoul (Hàn Quốc… không dại gì sắm xe hơi. Nhiều người ở TP.HCM cũng không mua xe riêng vì quá bất tiện. Nếu TP.HCM thành Hồng Kông hay Singapore, tôi sẽ dời nhà về các tỉnh vì quá ngột ngạt...
Bình luận (0)