Văn bản rất ý nghĩa khi bàn về tinh thần tương thân tương ái của trong dịch bệnh. Đó được xem là cốt lõi của chữ “nhân”, của văn hóa người Việt.
Đề thi cuối học kỳ 1 Trường THPT Tây Thạnh (TP.HCM) |
t.n.t |
Chia sẻ về việc lựa chọn bài viết trên Báo Thanh Niên, cô Tạ Việt Hà, Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường Tây Thạnh, cho biết: “Văn bản trên rất hay và ý nghĩa, phù hợp với yêu cầu của một đề đọc hiểu. Nó không chỉ đánh giá kỹ năng đọc hiểu của học sinh mà còn giáo dục các em ý thức về lòng nhân ái, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn”.
Cũng theo cô Hà, yêu cầu của tổ bộ môn ngữ văn trong trường là, khi lựa chọn văn bản đọc hiểu đưa vào đề kiểm tra, phải đặt tiêu chí giáo dục học sinh lên hàng đầu. Văn bản lấy từ thông tin báo chí phải có tính thời sự, ý nghĩa xã hội. Chính yêu cầu này buộc giáo viên ra đề và học sinh phải quan tâm thường xuyên đến các vấn đề nóng đang diễn ra bên ngoài cuộc sống.
Đại dịch Covid-19 đã cướp đi của học sinh nhiều thứ, như sự bình yên được đến trường hằng ngày, sức khỏe và cả tính mạng người thân của các em. Vì vậy, những đề đọc hiểu như thế này giúp nhiều em thấy ấm lòng hơn. Một nữ sinh lớp 11 cho biết: “Mùa dịch vừa qua cả nhà em rất long đong vì đều bị F0. May mắn là sau đó, nhà em được đã vượt qua được nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều người. Em thấy văn bản rất ý nghĩa về tinh thần lá lành đùm lá rách của người Việt mình…”.
Bình luận (0)