Ban Bí thư ghi nhận, từ năm 2017 đến nay, các cấp, ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU có nhiều nỗ lực tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm. Tuy nhiên, ngành thủy sản phát triển chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu; chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phát hiện, xử lý các vụ vi phạm chưa nghiêm.
Theo đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ VN, các tổ chức chính trị - xã hội xác định công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết, các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "thẻ vàng" trong năm 2024.
Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý triệt để các hành vi vi phạm; kịp thời điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân VN đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Các địa phương, cơ quan chức năng tăng cường quản lý, xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá không giấy phép, không đăng ký, không đăng kiểm; thực hiện nghiêm việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Bảo đảm số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển; giám sát được 100% sản lượng thủy sản khai thác trên biển, tại cảng; không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Cơ hội cuối gỡ thẻ vàng IUU
Ban Bí thư đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan ngoại giao nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế với các nước châu Âu và EU, tăng cường biện pháp ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để sớm gỡ cảnh báo ".
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, không chỉ là vấn đề chống khai thác IUU mà hành động của tất cả các cơ quan phải hướng đến vì hình ảnh, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.
"Vượt qua chống khai thác IUU đã khó, nhưng đây là tiền đề đầu tiên chúng ta phải vượt qua để hướng tới một ngành ngư nghiệp, ngành kinh tế thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững, từ đó chuẩn bị cho "3 trụ cột" phát triển kinh tế thủy sản gồm: khai thác, nuôi trồng và bảo tồn biển", ông Hoan nói.
Bình luận (0)