Trường Giang, dòng sông du lịch chuyển mình cùng bất động sản

29/10/2020 11:32 GMT+7

Cùng với sự ‘cất cánh’ của Khu kinh tế mở Chu Lai và nhất là sân bay Chu Lai, sông Trường Giang đoạn qua H.Núi Thành (Quảng Nam) đổ ra biển được đánh thức tiềm năng bất động sản và du lịch.

Sông Trường Giang, điểm hẹn du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tiềm năng

Sông Trường Giang, điểm hẹn du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tiềm năng

Trường Giang là dòng sông độc đáo của Quảng Nam khi không có thượng lưu, hạ lưu, không có hữu và tả ngạn, không “bên bồi bên lở”, bởi Trường Giang không như những dòng sông khác chảy từ dãy Trường Sơn ra biển mà là sông chạy ngang, 70 km song song với bờ biển Quảng Nam.
Đầu phía Bắc hòa vào cửa Đại (Hội An), đoạn lớn nhất cách biển 7km, phía Nam đổ ra cửa An Hòa (H.Núi Thành), đây là đoạn đẹp nhất khi chạy ven bờ biển chỉ 2km.
Nhờ nối hai hệ thống sông chính của đất Quảng nên Trường Giang thông thương tất cả các dòng nước, ngược xuôi các miền. Do đó, từ nhiều thế kỷ trước, Trường Giang là dòng sông huyết mạch giao thông của xứ Quảng, hiện dòng sông có tiềm năng du lịch rất lớn khi kết nối các bãi biển còn nguyên sơ như Bình Minh (H.Thăng Bình), Hạ Thanh (Tam Thanh, Tam Kỳ), bãi Rạng (Núi Thành).
Cùng với đó, bề dày văn hóa, và sản vật phong phú của vùng đất ven sông cũng mở ra cơ hội phát triển du lịch cộng đồng nơi đây.
Bên cạnh đó, hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đã xúc tiến đề tài khoa học “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chỉnh trị sông Trường Giang, phục vụ phát triển bền vững kinh tế khu vực và vùng lân cận” thuộc Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ đến năm 2020.
Đây là tín hiệu đáng mừng bởi từ nhiều năm trước, tỉnh Quảng Nam đã mở các hội thảo khoa học chỉnh trị sông Trường Giang, cùng dự án nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Trường Giang với tổng mức đầu tư hơn 900 tỉ đồng.

Đón đầu phát triển

Theo nhận định của giới đầu tư, Trường Giang và Cổ Cò là hai dòng sông có nhiều tiềm năng tương đồng. Mới vài năm trước, khó có thể hình dung Cổ Cò hôm nay đang nổi lên như một “thiên đường” du lịch nghỉ dưỡng cùng với các dự án bất động sản.
Cung đường ven biển Đà Nẵng - Hội An cùng dòng vốn đầu tư vào thị xã Điện Bàn, đã làm sông Cổ Cò tỉnh giấc, thì tại sông Trường Giang, cơ hội đã đến khi tuyến đường Võ Chí Công quy mô gần 1.500 tỉ đồng đã nối cửa Đại và Chu Lai gần nhau.
Ông Trương Đình Đức, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại dịch vụ văn hóa sự kiện Việt D.A.C (Việt Group) chia sẻ, đồng hành với định hướng của tỉnh Quảng Nam, Việt Group mua lại Chu Lai Riverside (giai đoạn 3 Khu dân cư Tam Anh Nam, H.Núi Thành) của Công ty TNHH Phú Long, với tâm huyết góp phần hoàn thiện hạ tầng đô thị, xây dựng khu đô thị văn minh hiện đại nằm bên QL1A và dòng sông Trường Giang.
Chu Lai Riverside liền kề Khu kinh tế mở Chu Lai, sở hữu mặt tiền sông Trường Giang

Chu Lai Riverside liền kề Khu kinh tế mở Chu Lai, sở hữu mặt tiền sông Trường Giang

“Chu Lai Riverside vừa là nơi an cư của người dân địa phương, đội ngũ chuyên gia, người lao động tại các KCN, Khu kinh tế mở Chu Lai, vừa là dự án bất động sản tạo động lực phát triển, đánh thức tiềm năng dòng sông Trường Giang” - ông Trương Đình Đức nói.
Ông Trương Thanh Vũ, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Bất động sản V Group, đơn vị phát triển dự án Chu Lai Riverside cho biết thêm, với mục tiêu trên, Chu Lai Riverside là dự án đón đầu chặng đường phát triển của bất động sản sông Trường Giang cùng với sự “cất cánh” của sân bay Chu Lai trong tương lai không xa.
“Bất động sản sông Trường Giang, điển hình là Chu Lai Riverside được phát triển theo xu hướng sinh thái, với giá trị nghỉ dưỡng, phù hợp an cư cũng như kinh doanh cơ sở lưu trú theo định hướng phát triển du lịch sông Trường Giang của tỉnh Quảng Nam” - ông Trương Thanh Vũ cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.