Trong tài liệu “Phòng tránh đạo văn và cách lập danh mục tham khảo” do CLB FACE (ĐH Hoa Sen) thực hiện, dựa trên tài liệu “Merriam - Webster Online Dictionary” thì đạo văn chính là “mạo nhận ý tưởng hay lời văn của người khác là của mình, sử dụng tác phẩm của người khác mà không ghi nhận nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm đó, giới thiệu một sáng kiến/tác phẩm mới nhưng thực tế là lấy từ một nguồn có sẵn. Tóm lại, đạo văn là hành vi gian trá bao gồm việc tước đoạt công trình của người khác và sau đó nói dối về việc này”.
Thế nhưng khi khảo sát, hầu hết thành viên đang sử dụng các mạng xã hội như Zalo, Facebook… đều thú thật “không hiểu đạo văn là gì”. Từ đó dẫn đến tình trạng “đạo văn mà không hề hay biết”, “đạo văn mỗi ngày”.
tin liên quan
Có nên đăng hình lên mạng xã hội?Mỗi người có quan điểm khác nhau trong việc sử dụng mạng xã hội. Chỉ riêng vấn đề 'nên hay không nên đăng hình lên mạng xã hội?' cũng đã thu hút những ý kiến trái chiều.
“Từ hồi giờ có biết đạo văn là gì đâu, không hiểu rõ khái niệm này. Nghĩ lại, 11 năm sử dụng Facebook là bấy nhiêu thời gian đã đạo văn”, Thanh Tân (26 tuổi, ở TP.HCM) thành thật kể.
Theo Tân, những hành vi đạo văn mà bạn đã vi phạm là: thấy câu nói nào hay hay, ý nghĩa của người khác, là đăng lại trên Facebook mà không trích dẫn nguồn, ghi tên tác giả.
Còn Minh Phương, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, kể: “Có nhiều khi thấy ảnh đẹp trên mạng, là tải về rồi đăng lên Facebook để câu like. Bạn bè cứ ngỡ của mình chụp và dành nhiều lời khen. Nhưng thật ra là mình… lấy ảnh của người khác. Mình lập lờ không đăng tác giả”.
Tương tự, nhiều bạn trẻ cho biết có sở thích đọc truyện ngôn tình và góp nhặt được rất nhiều “lời hay ý đẹp”, sau đó sao chép, lưu lại để dành, và mỗi ngày đăng một câu lên trang cá nhân để thu hút sự chú ý của bạn bè. “Chẳng biết như vậy là đạo văn”, Nguyệt Ánh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ.
tin liên quan
'Bà Tưng', BB Trần, Cao Thái Sơn... chia sẻ việc đăng ảnh lên mạng xã hộiPhóng viên đã phỏng vấn những nghệ sĩ trẻ đang hoạt động trong showbiz Việt
xoay quanh câu chuyện: 'Có nên đăng hình lên mạng xã hội?' và nhận được
những ý kiến khá thú vị.
Ngoài ra, cũng theo khảo sát của người viết, có rất nhiều hành vi đạo văn phổ biến, mà ngay cả những người “đã và đang” đạo văn ngay trên mạng xã hội nhưng vẫn không hề hay biết. Như thấy đoạn phim hay trên Facebook, YouTube và các trang mạng video, đã tải về và đăng lên trang cá nhân, không trích dẫn nguồn, xem như là sản phẩm do chính mình thực hiện. Hễ thấy ảnh đẹp là sao chép rồi đăng tải mà… cố tình quên ghi tác giả là ai. Ghi nguyên văn câu nói của người khác nhưng không hề ghi tên chủ nhân của câu nói đó….
“Hành vi đạo văn là không thể chấp nhận được. Mình đạo văn, lấy câu nói hay của người khác đăng tải, hay đăng một hình ảnh đẹp không phải mình chụp… để câu like, sau đó bị người khác phát giác thì rất quê. Nhất là khi đang sống trong thời kỳ mạng xã hội bùng nổ, mọi hành vi đạo văn rất dễ bị phát hiện. Vì thế, hãy nói không với đạo văn”, Trương Tuấn, sinh viên Trường ĐH Hoa Sen, nói.
tin liên quan
Nhiều người 'khóc thét' vì bị mạo danh trên mạng xã hộiChỉ vì đăng hình lên mạng xã hội, nhiều người đã bị kẻ xấu sao chép hình để thực hiện những mục đích xấu.
Bầu chọn
Bạn có từng đạo văn trên mạng xã hội?
Hoàng Sự, sinh viên Trường CĐ Cao Thắng chia sẻ: “Sử dụng lại mọi sản phẩm của người khác, là câu nói, ảnh, phim… đều phải trích dẫn nguồn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng tác giả và tôn trọng chính mình. Bản thân mình từng sai lầm, vi phạm việc đạo văn ngay trên mạng xã hội, nói chính xác là “ăn cắp”. Nhưng bây giờ mình đã rút kinh nghiệm và không còn đạo văn nữa”. Sự cũng khuyên: “Chèn thêm một dòng ghi tên tác giả có khó gì đâu mà tại sao nhiều người không ghi thêm, để phải đạo văn nhỉ?”.Bạn có từng đạo văn trên mạng xã hội?
Còn với bạn, có bao giờ lấy ảnh của người khác, sử dụng câu nói của người khác, hay tải một đoạn phim của người khác… để đăng lên mạng xã hội và không trích dẫn nguồn, hay nói thẳng ra là “đạo văn” chưa?
"Hiện nay nhiều bạn trẻ không hiểu tường tận về đạo văn. Cụ thể là tình trạng một bộ phận dân mạng sao chép, lấy lại những bức ảnh, bài viết trên mạng xã hội, nhất là Facebook để chia sẻ lại mọi người. Tình trạng này rất phổ biến. Bản thân tôi cũng từng là nạn nhân, khi có nhiều câu nói "made in của mình", đăng lên Facebook cá nhân, nhưng có bạn đăng lại nguyên văn nhưng không ghi tên mình", tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
|
Bình luận (0)