Bản tin Covid-19 ngày 12.2: Cả nước 27.311 ca | Đại dịch sắp qua giai đoạn gay gắt nhất

12/02/2022 20:00 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 12.2 của Báo Thanh Niên được phát tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên . Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới.

Bản tin Covid-19 ngày 12.2 của Báo Thanh Niên có những tin tức đáng chú ý sau:

Cả nước 27.311 ca Covid-19, 6.270 ca khỏi

Bản tin Bộ Y tế ngày 12.2.2022 cho biết tính từ 16h ngày 11.2 đến 16h ngày 12/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 27.311 ca nhiễm mới, 6.270 ca khỏi bệnh.

Bản tin cũng thông báo về 78 ca tử vong nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay lên 38.402 ca.

Ngày 12.2: Cả nước 27.311 ca Covid-19, 6.270 ca khỏi | Hà Nội 2.981 ca | TP.HCM 300 ca

Thông tin về 27.311 ca nhiễm mới như sau:

  • 9 ca nhập cảnh.
  • 27.302 ca ghi nhận trong nước (tăng 831 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 19.217 ca trong cộng đồng). Gồm: Hà Nội (2.981), Nam Định (1.842), Hải Dương (1.681), Nghệ An (1.550), Hải Phòng (1.394), Thái Nguyên (978), Ninh Bình (951), Đà Nẵng (940), Vĩnh Phúc (931), Hòa Bình (884), Phú Thọ (811), Thanh Hóa (797), Bắc Ninh (745), Quảng Ninh (659), Phú Yên (569), Quảng Bình (567), Lạng Sơn (558), Quảng Nam (553), Gia Lai (525), Bắc Giang (520), Thái Bình (498), Quảng Trị (465), Sơn La (459), Bình Định (455), Hưng Yên (448), Lào Cai (431), Tuyên Quang (394), Lâm Đồng (350), Đắk Nông (318), TP.HCM (300), Thừa Thiên-Huế (274), Bình Phước (269), Hà Nam (208), Hà Tĩnh (197), Yên Bái (197), Khánh Hòa (193), Quảng Ngãi (161), Cao Bằng (131), Điện Biên (118), Bà Rịa - Vũng Tàu (117), Hà Giang (108), Lai Châu (95), Bắc Kạn (85), Cà Mau (84), Vĩnh Long (71), Bình Dương (69), Bình Thuận (55), Bến Tre (53), Bạc Liêu (43), Tây Ninh (40), Trà Vinh (36), Kiên Giang (26), Cần Thơ (23), Hậu Giang (21), Đồng Nai (20), Long An (19), Đồng Tháp (11), An Giang (11), Ninh Thuận (10), Tiền Giang (3).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-645), Bắc Giang (-390), Đắk Lắk (-311).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nam Định (+555), Gia Lai (+525), Phú Yên (+285).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 22.366 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.484.481 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.160 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.477.326 ca, trong đó có 2.216.122 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (515.669), Bình Dương (293.214), Hà Nội (165.574), Đồng Nai (100.042), Tây Ninh (88.730).

Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.270 ca
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.218.939 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.649 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 1.934 ca
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 298 ca
  • Thở máy không xâm lấn: 106 ca
  • Thở máy xâm lấn: 294 ca
  • ECMO: 17 ca

Từ 17h30 ngày 11.2 đến 17h30 ngày 12.2 ghi nhận 78 ca tử vong, gồm:

  • Tại TP.HCM (3) trong đó có 2 ca từ các tỉnh khác chuyển đến: An Giang(1), Tiền Giang (1).
  • Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (18), Đồng Nai (7), Bến Tre (5), Bắc Ninh (4), Đà Nẵng (4), Vĩnh Long (4), Cần Thơ (3), Hải Phòng (3), Quảng Nam (3), Tây Ninh (3), Bình Định (2), Đồng Tháp (2), Lâm Đồng (2), Nam Định (2), Nghệ An (2), Quảng Ngãi (2), Thái Nguyên (2), Bình Dương (1), Bình Thuận (1), Hà Giang (1), Hậu Giang (1), Lạng Sơn (1), Ninh Bình (1), Sóc Trăng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 86 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.402 ca, chiếm tỉ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện là 32.657.971 mẫu tương đương 77.715.678 lượt người.

Trong ngày 11.2 có 401.319 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 185.254.387 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.203.047 liều, tiêm mũi 2 là 74.674.139 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 31.377.201 liều.

Cả nước còn 47 xã, phường có cấp độ dịch là “vùng đỏ” Covid-19

Cập nhật cấp độ dịch của Bộ Y tế đến 12 giờ ngày 12.2.2022 cho thấy số tỉnh, thành “vùng xanh” - cấp độ 1 về dịch Covid-19 vẫn 48 địa phương. 15 tỉnh, thành còn lại là “vùng vàng” - cấp độ 2. Hiện cả nước không còn tỉnh, thành nào là “vùng cam” và “vùng đỏ”.

Cả nước còn 47 xã, phường có cấp độ dịch là “vùng đỏ” Covid-19

Về tyỉ lệ đánh giá cấp độ dịch, cả nước hiện cơ bản là vùng xanh với gần 7.980 xã, phường là “vùng xanh” giảm hơn 100 xã, phường so với lần cập nhật ngày 9.2, chiếm 75,3% (Cập nhật ngày 9.2 là 8.106 xã, phường và tỉ lệ là 76,4%).

Có 2.193 xã, phường thuộc “vùng vàng” (tăng 56 xã, phường), chiếm 20,7%.

Có 384 xã, phường là “vùng cam” (tăng 57 xã, phường) chiếm 3,6%.

Đến nay, cả nước có 47 xã, phường thuộc “vùng đỏ”, chiếm 0,4% (cao hơn 13 xã, phường so với đánh giá ngày 9.2).

Ngày 11.2, UBND thành phố Hà Nội phát đi thông báo đánh giá cấp độ trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.

Cụ thể, ở quy mô xã, phường, thị trấn, Hà Nội có 43 địa phương cấp độ 2 (tức “vùng vàng”), 536 địa phương cấp độ 1 (tức “vùng xanh”).

Hiện thành phố Hà Nội không có xã, phường, thị trấn nào có dịch ở cấp độ 3 (tức “vùng cam”) và cấp độ 4 (tức “vùng đỏ”).

Bộ Y tế cho biết tiếp tục rà soát, đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 218 ngày 27.1.2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128 ngày 11.10.2021 của Chính phủ để tổ chức các biện pháp đáp ứng dịch phù hợp, làm cơ sở triển khai các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với Nghị quyết số 128 và tình hình dịch bệnh.

Các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe... nhất là khi đưa học sinh trở lại học tập trực tiếp tại trường, người lao động trở lại làm việc sau tết.

10 tỉnh thành có tỉ lệ bao phủ mũi 2 vắc xin Covid-19 dưới 90%

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 11.2.2022, số liều vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta là gần 168,5 triệu liều, trong đó:

  • Mũi 1 là gần 70,7 triệu liều.
  • Mũi 2 là gần 68,1 triệu liều.
  • Mũi bổ sung là hơn 11,5 triệu liều.
  • Mũi 3 là hơn 18,1 triệu liều.
10 tỉnh thành có tỉ lệ bao phủ mũi 2 vắc xin Covid-19 dưới 90%

53/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%.

10 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% - dưới 90%.

Về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, cả nước đã tiêm hơn 16,4 triệu liều, trong đó mũi 1 là gần 8,5 triệu liều và mũi 2 là gần 8 triệu liều.

  • 40/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%.
  • 14/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%.
  • 9 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ mũi 2 từ 57% - dưới 80%.

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 thần tốc mùa Xuân năm 2022; rà soát, tiêm vét các đối tượng nguy cơ cao, không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vắc xin; bảo đảm an toàn tiêm chủng.

Trường Đại học phối hợp tiêm vắc xin cho sinh viên trở lại nhập học

Ngày 11.2.2022, hơn 1.200 bạn sinh viên đến từ nhiều tỉnh thành của 4 trường đại học gồm ĐH Sài Gòn, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Kiến trúc TP.HCM được tổ chức tiêm các mũi vắc xin Covid-19 bổ sung và tăng cường.

Trường Đại học Sài Gòn, quận 3 TP.HCM, sau thời gian dài đóng cửa vì dịch bệnh, khuôn viên trường đã nhộn nhịp trở lại.

Ngày 11.2.2022, hơn 1.200 bạn sinh viên đến từ nhiều tỉnh thành của 4 trường đại học gồm ĐH Sài Gòn, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Kiến trúc TP.HCM được tổ chức tiêm các mũi vắc xin Covid-19 bổ sung và tăng cường.

Trong đó có cả các sinh viên được tiêm lần đầu, đây là các sinh viên trước đó là F0 nên chưa được tiêm vắc xin, bên cạnh đó là một số sinh viên trước đó chưa đủ 18 tuổi nay đã đến thời điểm tiêm mũi 1. Còn lại phần lớn sinh viên đã được phủ ít nhất 2 mũi vắc xin để đến trường học trực tiếp.

Nhiều sinh viên cảm thấy yên tâm hơn khi được bổ sung vắc xin và háo hức trở lại trường sau thời gian dài học online.

Để có sắp xếp tiêm vắc xin cho sinh viên, các trường đã phải phối hợp với nhau và Sở Y tế nhằm tìm kiếm nguồn vắc xin, khảo sát số lượng sinh viên và sắp xếp lịch trình học dựa trên dữ liệu tiêm chủng của sinh viên.

Đáng chú ý, đội ngũ y bác sĩ tiến hành tiêm vắc xin đến từ khắp các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM theo tinh thần tự nguyện và nhiệt tình hỗ trợ các bạn sinh viên.

Các trường đại học đã sắp xếp để sau khi tiêm vắc xin, sinh viên sẽ có thời gian nghỉ từ 2-3 ngày để chuẩn bị tốt nhất cho việc trở lại học tập.Theo dự kiến, các trường đại học sẽ mở cửa đón sinh viên trở lại vào ngày 14.2, đây sẽ là lần đầu tiên các bạn sinh viên được học trực tiếp tại trường trong năm học 2022-2023.

WHO nói đại dịch Covid-19 sắp hết giai đoạn 'gay gắt' nhất

Lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt vào “khoảng tháng 6, tháng 7 năm nay” nếu đạt được mục tiêu tiêm vắc xin.

Lãnh đạo WHO tin giai đoạn "cấp tính" của đại dịch Covid-19 sắp qua

Trong chuyến thăm Nam Phi ngày 11.2, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lặp lại lời kêu gọi ưu tiên tiêm ngừa Covid-19 cho khoảng 70% dân số thế giới và nhấn mạnh điều này sẽ giúp đảm bảo “giai đoạn cấp tính” của đại dịch Covid-19 kết thúc trong năm nay.

Trước đó, ông Tedros thận trọng cảnh báo đại dịch vẫn chưa thể kết thúc. Theo ông Tedros, việc vượt qua ngưỡng tiêm chủng trên “không phải là chuyện may rủi,” mà là “vấn đề của lựa chọn”. Ngoài ra, ông khẳng định quyết định huy động các nguồn lực để đạt được mục tiêu này “nằm trong tay chúng ta”.

Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh dù trong 2 năm qua đã có hơn 10 tỉ liều vắc xin Covid-19 được phân phối toàn cầu, “sự bất bình đẳng lớn trong việc tiếp cận vắc xin” đã cản trở hiệu quả.

Đến nay, 84% dân số châu Phi vẫn chưa được tiêm liều đầu tiên của vắc xin Covid-19. Với chỉ 11% dân số đã tiêm ngừa đầy đủ, châu Phi là châu lục được tiêm ngừa Covid-19 ít nhất thế giới.

Hồi tuần trước, văn phòng WHO ở châu Phi cho biết khu vực này cần tăng tỉ lệ tiêm ngừa lên “gấp 6 lần” để đạt mục tiêu của WHO. Theo ông Tedros, để đạt được mục tiêu này, “cần cấp thiết tăng cường sản xuất vắc xin ở địa phương tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình”.

Hiện tại, châu Phi đang tự phát triển vắc xin ngừa Covid-19 theo công nghệ mRNA, sử dụng trình tự của Moderna. Kế hoạch này được WHO và sáng kiến COVAX hỗ trợ.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 12.2 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.