Bản tin tối 18.8 của
Bộ Y tế cho biết tính từ 18h ngày 17.8 đến 18h30 ngày 18.8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.800 ca nhiễm mới. Có 3.751 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 18.8.
Trong ngày 18.8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 298 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành phố nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong tại Việt Nam lên 6.770 ca.
Ngày 18.8: Cả nước 8.800 ca Covid-19, 3.751 ca khỏi; riêng TP.HCM 3.731 người nhiễm
|
Thông tin về 8.800 ca nhiễm Covid-19 mới được công bố trong ngày 18.8 gồm:
- 12 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- 8.788 ca ghi nhận trong nước; trong đó có 5.935 ca trong cộng đồng. Gồm: TP.HCM (3.731), Bình Dương (2.513), Đồng Nai (443), Long An (428), Tiền Giang (282), Đà Nẵng (278), Kiên Giang (169), An Giang (105), Tây Ninh (104), Cần Thơ (91), Khánh Hòa (86), Bến Tre (72), Phú Yên (65), Vĩnh Long (61), Nghệ An (59), Quảng Nam (53), Hà Nội (46), Đồng Tháp (31), Bình Thuận (20), Thừa Thiên Huế (17), Hậu Giang (16), Bình Định (15), Đắk Nông (13), Quảng Trị (12), Quảng Ngãi (9),
Ninh Thuận (8 ),
Quảng Bình (8 ), Hà Tĩnh (8 ), Gia Lai (7), Bắc Ninh (7), Lâm Đồng (6), Thanh Hóa (6), Đắk Lắk (5), Lào Cai (4), Sơn La (2), Cà Mau (2), Ninh Bình (1), Thái Bình (1), Vĩnh Phúc (1), Lạng Sơn (1), Điện Biên (1), Bạc Liêu (1).
- Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 807 ca. Tại TP.HCM tăng 172 ca, Bình Dương giảm 819 ca, Đồng Nai tăng 145 ca, Long An giảm 153 ca, Tiền Giang giảm 129 ca.
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 302.101 ca nhiễm, đứng thứ 73/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 170/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.073 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 298.064 ca, trong đó có 108.534 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 6 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh,
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng.
+ Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum,
Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.
Hồ Chí Minh (160.117), Bình Dương (52.346), Long An (16.007), Đồng Nai (14.945), Bắc Giang (5.795).
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 115.059 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 654 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị
ECMO: 20 ca.
Ngày 18.8: Thông báo thêm 298 ca Covid-19 tử vong tại 12 tỉnh thành
|
Trong ngày 18.8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 298 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành phố. Gồm: TP.HCM (255), Bình Dương (20), Long An (11), Cần Thơ (2), Bến Tre (2), Vĩnh Long (2),
Đà Nẵng (1), Bắc Giang (1),
Bình Thuận (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Kiên Giang (1).
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến 18.8 là 6.770 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc và ngang với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên
thế giới.
- Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 8.676.847 mẫu cho 25.118.695 lượt người.
- Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 15.518.869 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.032.444 liều, tiêm mũi 2 là 1.486.425 liều.
Trung tâm Cảnh giác dược (Bộ Y tế) dẫn nguồn mới nhất từ Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) về một số khuyến cáo về tiêm vắc xin Covid-19 với người có
bệnh tim mạch.
Theo Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC), về sự tương tác nào của
vắc xin Covid-19 với các thuốc tim mạch, hiện nay, không có báo cáo về vấn đề này. Bệnh nhân cần điều trị duy trì bằng thuốc trước hoặc sau khi tiêm vắc xin. Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vị trí tiêm.
Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) cũng lưu ý, nhiều bệnh nhân có các bệnh tim mạch sử dụng các
thuốc chống đông máu như warfarin (thuốc đối kháng vitamin K) hoặc thuốc chống đông máu đường uống (DOACS). Một số bệnh nhân cũng sử dụng các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác như: aspirin, clopidogrel, ticagrelor hoặc prasugrel.
Những bệnh nhân này có nguy cơ bị chảy máu sau chấn thương, bao gồm cả việc bị kim đâm vào bắp tay khi tiêm chủng Covid-19. Có thể dự đoán rằng nguy cơ bầm tím hoặc sưng tấy xung quanh vị trí tiêm sẽ tăng nhẹ ở những bệnh nhân này. Nên sử dụng loại kim tiêm cỡ nhỏ (cỡ 23 hoặc 25), sau đó ấn vào vị trí tiêm mà không cọ xát trong ít nhất 2 phút. Bệnh nhân cần được thông báo về nguy cơ tụ máu do tiêm.
Những bệnh nhân đang sử dụng warfarin (thuốc chống đông máu, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông) cần được cập nhật xét nghiệm INR (xét nghiệm máu để đo thời gian đông máu) theo lịch trình và INR của họ dưới mức tối đa của khoảng điều trị có thể được tiêm bắp. Không giống như các vắc xin cúm, vắc xin Covid-19 chỉ có thể được tiêm dưới dạng tiêm bắp.
Bệnh nhân tim mạch dùng thuốc chống đông có thể tiêm vắc xin Covid-19?
|
Đã hơn 1 tuần nay, anh Lý Thiên Huy (30 tuổi, ở Q.6, TP.HCM) nhận nhiệm vụ làm tình nguyện viên giao hàng cho cho chương trình “Tủ thuốc nhân ái” của phòng khám “Nhà Mình”. Đây là chương trình giao thuốc tận nhà cho bệnh nhân Covid-19 kiêm nhiễm HIV đang
cách ly y tế tại nhà.
Chủ nhân dự án là anh Nguyễn Anh Phong (42 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM). Anh Phong có hơn 10 năm tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cho những người nhiễm
HIV/ AIDS tại TP.HCM. Năm 2017, anh Phong cùng một số y bác sĩ thành lập phòng khám mang tên “Nhà Mình” ở số 951, đường Ba Đình, phường 10, Q.8, TP.HCM. Rất nhiều trường hợp đã được hỗ trợ tiếp tục duy trì điều trị ARV, hỗ trợ các trường hợp sau phơi nhiễm và các chi phí khẩn cấp khi người bệnh tìm đến phòng khám.
Những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách, nhóm của anh thực hiện nhiều chuyến xe trao lương thực đến các hộ dân vùng ven gặp khó khăn và những bệnh nhân sống với HIV, nay lại là
F0 Covid-19 đang điều trị tại nhà. Đồng cảm với hoàn cảnh của nhiều người khi không thể mua thuốc, các trạm y tế phường quá tải, anh bàn với nhiều bác sĩ thành lập ngay chương trình “Vòng tay áo trắng”, nổi bật là “Tủ thuốc nhân ái”.
Chạy quanh thành phố giao thuốc đến tận nhà cho bệnh nhân Covid-19 có HIV
|
Mỗi túi thuốc trao đến các F0 có HIV bao gồm những loại thuốc cơ bản điều trị triệu chứng của Covid-19 như ho, sốt, vitamin C, kit test Covid và máy đo
nồng độ bão hoà ôxy trong máu SpO2.
Mỗi ngày, chương trình bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Sau 1 tuần triển khai, dự án đã hỗ trợ gần 100 trường hợp, giúp các bệnh nhân HIV có thuốc, máy đo SPO2 và một số lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Bình luận (0)