Bản tin Covid-19 ngày 8.11: Thêm 7.988 ca nhiễm mới; F0 nhiều nơi tăng cao đáng lo ngại

08/11/2021 20:14 GMT+7

Bản tin Covid-19 ngày 8.11 của Báo Thanh Niên được phát mỗi tối tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên. Bản tin sẽ cập nhật các tin tức về dịch Covid-19 cùng công tác phòng chống dịch của các địa phương trong nước cũng như diễn biến dịch bệnh trên thế giới .

Bản tin Covid-19 ngày 8.11 của Báo Thanh Niên có những tin tức đáng chú ý sau:

Cả nước 7.988 ca Covid-19 mới, 1.073 ca khỏi

Bản tin Bộ Y tế tối 8.11 cho biết tính từ 16h ngày 7.11 đến 16h ngày 8.11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 7.988 ca nhiễm mới, 1.073 ca khỏi bệnh.

Trong ngày ghi nhận 67 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành phố nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong lên 22.598 ca.

Ngày 8.11: Cả nước 7.988 ca Covid-19, 1.073 ca khỏi | TP.HCM 1.316 ca

Thông tin về 7.988 ca nhiễm mới như sau:

  • 34 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
  • 7.954 ca ghi nhận trong nước (tăng 323 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 2.237 ca trong cộng đồng). Gồm: TP.HCM (1.316), Đồng Nai (969), Bình Dương (823), An Giang (531), Tiền Giang (392), Kiên Giang (363), Tây Ninh (354), Đồng Tháp (351), Bình Thuận (267), Bạc Liêu (229), Cà Mau (222), Cần Thơ (178), Bà Rịa - Vũng Tàu (149), Vĩnh Long (149), Long An (136), Hà Giang (133), Đắk Lắk (133), Hà Nội (111), Khánh Hòa (80), Bình Phước (79), Bến Tre (69), Bắc Ninh (68), Nam Định (67), Đắk Nông (60), Gia Lai (59), Nghệ An (58), Phú Thọ (57), Bắc Giang (56), Hậu Giang (54), Ninh Thuận (52), Trà Vinh (51), Bình Định (50), Quảng Bình (30), Lâm Đồng (29), Thanh Hóa (27), Đà Nẵng (21), Hưng Yên (18), Hà Tĩnh (17), Hải Phòng (16), Thái Nguyên (16), Thừa Thiên Huế (14), Quảng Ngãi (14), Quảng Nam (14), Sơn La (11), Hải Dương (11), Quảng Ninh (10), Hà Nam (9), Vĩnh Phúc (9), Phú Yên (7), Kon Tum (4), Điện Biên (4), Ninh Bình (2), Lai Châu (2), Tuyên Quang (2), Thái Bình (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (-69), Tây Ninh (-39), Kiên Giang (-35).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (+307), Tiền Giang (+159), An Giang (+104).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 6.988 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 976.672 ca nhiễm, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.915 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

  • Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 971.711 ca, trong đó có 838.658 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (439.940), Bình Dương (239.728), Đồng Nai (73.142), Long An (35.897), Tiền Giang (18.496).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế:

  • Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.073
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 841.475

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.390 ca, trong đó:

  • Thở ô xy qua mặt nạ: 2.379
  • Thở ô xy dòng cao HFNC: 573
  • Thở máy không xâm lấn: 119
  • Thở máy xâm lấn: 306
  • ECMO: 13

Từ 17h30 ngày 7.11 đến 17h30 ngày 8.11 ghi nhận 67 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành phố. Gồm: TP.HCM (35), Đồng Nai (11), Bình Dương (8 ), Tây Ninh (2), Kiên Giang (2), An Giang (2), Khánh Hòa (1), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Hậu Giang (1), Đắk Lắk (1), Sóc Trăng (1), Bạc Liêu (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 67 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.598 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 130.407 xét nghiệm cho 243.920 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 23.090.625 mẫu cho 62.456.898 lượt người.

Trong ngày 7.11, cả nước có 987.621 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 90.684.561 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 61.351.433 liều, tiêm mũi 2 là 29.333.128 liều

Tình hình Covid-19 tại TP.HCM: Xã phường nào đang thuộc vùng đỏ, vùng xanh?

Theo Bản đồ Covid-19 được Sở TT&TT TP.HCM vào sáng 8.11, tính trong đợt dịch thứ tư đến ngày 7.11.2021, TP.HCM đã ghi nhận 427.714 ca dương tính với Covid-19; 257.005 ca khỏi bệnh và hơn 11,8 triệu liều vắc xin đã được tiêm.

Theo bản đồ Covid-19 TP.HCM, tỷ lệ ca dương tính theo giới tính: Nam chiếm 48%, nữ chiếm 52%. Độ tuổi có nhiều ca dương tính nhất là 18-65 (chiếm 86,7%), độ tuổi trên 65 chiếm 8,03% và độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 5,21%.

Toàn thành phố hiện đang là vùng vàng, tức là cấp độ 2 (nguy cơ trung bình).

13 quận, huyện, thành phố vùng xanh (tức là cấp độ 1) gồm: H.Củ Chi, TP.Thủ Đức, các Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú, Phú Nhuận, các quận 1, 4, 5, 6, 7, 8, và 11.

7 quận huyện vùng vàng (tức là cấp độ 2) gồm: H.Hóc Môn, Q.12, H.Bình Chánh, Q.Bình Tân, Q.3, Q.10, Q.Bình Thạnh.

Có 2 huyện vùng cam (tức là cấp độ 3) gồm: Nhà Bè và Cần Giờ.

Toàn thành phố không có quận, huyện vùng đỏ (tức là cấp độ 4).

Tại Q.Bình Tân (toàn quận vùng vàng, tổng số ca dương tính là 43.822):

2 phường cùng xanh gồm: An Lạc A và Bình Trị Đông B

8 phường còn lại thuộc Q.Bình Tân là vùng vàng.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.Bình Tân

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

TP.Thủ Đức (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 30.941):

20 phường vùng xanh gồm: Tam Bình, Linh Xuân, Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, Trường Thọ, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Hiệp Phú, Long Phường, Phú Hữu, Long Phước, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Thảo Điền.

17 phường còn lại thuộc TP.Thủ Đức là vùng vàng.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc TP.Thủ Đức

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

H.Bình Chánh (toàn địa bàn vùng vàng, tổng số ca dương tính là 28.247):

Có 9 xã/thị trấn vùng xanh gồm: Các xã Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú, Tân Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Lợi, Phạm Văn Hai và thị trấn Tân Túc.

7 xã còn lại thuộc H.Bình Chánh là vùng vàng.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các xã, thị trấn thuộc H.Bình Chánh

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.12 (toàn địa bàn vùng vàng, tổng số ca dương tính là 28.105):

3 phường vùng xanh gồm: Thạnh Lộc, An Phú Đông và Tân Hưng Thuận.

8 phường còn lại của Q.12 là vùng vàng.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.12

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.Bình Thạnh (toàn địa bàn vùng vàng, tổng số ca dương tính là 27.175):

6 phường vùng xanh gồm: 2, 3, 7, 19, 21, 24.

Tất cả các phường còn lại thuộc Q.Bình Thạnh là vùng vàng.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.Bình Thạnh

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.Tân Phú (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 24.560):

11 phường thuộc quận này đều là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.Tân Phú

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.Tân Bình (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 22.975):

Một phường vùng cam là phường 7.

Một phường vùng vàng là phường 2.

13 phường còn lại thuộc Q.Tân Bình là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.Tân Bình

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

H.Hóc Môn (toàn địa bàn vùng vàng, tổng số ca dương tính là 22.586):

4 xã vùng cam gồm: Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng và Nhị Bình.

2 xã vùng xanh gồm: Thới Tam Thôn và Trung Chánh.

6 xã còn lại là vùng vàng.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các xã, thị trấn thuộc H.Hóc Môn

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.8 (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 22.498):

16 xã phường thuộc quận này đều là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.8

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.10 (toàn địa bàn vùng vàng, tổng số ca dương tính là 20.947):

5 phường vùng xanh gồm: 2, 7, 8, 9, 10.

9 phường còn lại thuộc Q.10 là vùng vàng.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.10

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.4 (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 18.820):

13 phường thuộc quận 4 đều là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.4

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

H.Nhà Bè (toàn địa bàn vùng cam, tổng số ca dương tính là 18.143):

H.Nhà Bè là một trong 2 địa phương vùng cam tại TP.HCM, cùng với huyện Cần Giờ. Theo thông tin trên Bản đồ Covid-19 vào sáng 8.11 thì toàn huyện có 1 xã vùng đỏ là xã Phước Kiển, 4 xã vùng cam là Phước Lộc, Phú Xuân, Long Thới và Hiệp Phước. Hai địa phương vùng vàng là xã Nhơn Đức và thị trấn Nhà Bè. Toàn huyện không có vùng xanh.

Số ca dương tính ghi nhận ở từng địa phương như sau: Xã Phước Kiển (5.178 ca), thị trấn Nhà Bè (3.176 ca), xã Phú Xuân (2.943 ca), xã Long Thới (1.921 ca), xã Nhơn Đức (1.746 ca), xã Hiệp Phước (1.627 ca), xã Phước Lộc (1.547 ca).

Tuy nhiên trong chiều 8.11, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết do có sự cố nhầm số liệu nên cấp độ nguy cơ dịch Covid-19 tại xã này được chuyển xuống mức nguy cơ cao (tức là cấp độ 3 – màu cam).

Q.6 (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 17.914):

Có 2 phường vùng cam là phường 10 và phường 14.

12 phường còn lại thuộc quận 6 là vùng xanh.

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.7 (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 15.856):

Toàn bộ 10 phường thuộc quận 7 là vùng xanh.

Q.1 (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 15.772):

Toàn bộ 10 phường thuộc quận 1 là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.1

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.5 (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 13.577):

6 phường vùng vàng gồm: phường 1, phường 2, phường 5, phường 9, phường 11, phường 12.

8 phường còn lại thuộc quận 5 là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.5

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.Gò Vấp (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 12.473):

7 phường vùng vàng gồm: 5, 7, 10, 12, 13, 14, 15

9 phường còn lại thuộc Q.Gò Vấp là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.Gò Vấp

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.3 (toàn địa bàn vùng vàng, tổng số ca dương tính là 12.315):

3 phường vùng xanh gồm: 1,2 và 4.

9 phường còn lại thuộc Q.3 là vùng vàng.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc quận 3

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.11 (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 9.999):

6 phường vùng vàng gồm: phường 3, phường 5, phường 6, phường 9, phường 11, phường 14.

10 phường còn lại thuộc quận 11 là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.11

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

H.Củ Chi (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 9.741):

Toàn bộ 21 xã, thị trấn thuộc H.Củ Chi đều là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các xã, thị trấn thuộc H.Củ Chi

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Q.Phú Nhuận (toàn địa bàn vùng xanh, tổng số ca dương tính là 8242):

2 phường vùng vàng gồm: phường 4 và phường 15. Toàn bộ 11 phường còn lại thuộc Q.Phú Nhuận là vùng xanh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại các phường thuộc Q.Phú Nhuận

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

H.Cần Giờ (toàn địa bàn vùng cam, tổng số ca dương tính là 1.997).

Toàn huyện có 3 địa phương vùng xanh gồm: xã Long Hòa, xã Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh; có 1 xã vùng vàng là Tam Thôn Hiệp. Huyện Cần Giờ có 3 xã vùng cam gồm: Lý Nhơn, An Thới Đông và Bình Khánh.

Xã Bình Khánh có số ca dương tính nhiều nhất với 1.154 ca; tiếp theo là các xã An Thới Đông (317 ca), Long Hòa (196 ca), thị trấn Cần Thạnh (118 ca), Tam Thôn Hiệp (108 ca), Lý Nhơn (87 ca), Thạnh An (17 ca).

H.Cần Giờ là một trong 2 huyện vùng cam ở TP.HCM

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

Số ca nhiễm Covid-19 tại các xã, thị trấn thuộc H.Cần Giờ

THEO BẢN ĐỒ COVID-19 TP.HCM

TP.HCM: "Báo động đỏ" nguy cơ Covid-19 ở xã Phước Kiển là do nhầm số liệu

Chiều 8.11.2021, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ trong bối cảnh dịch bệnh ở các huyện vùng ven đang diễn biến phức tạp, nhiều địa bàn chuyển từ vùng xanh, vùng vàng sang vùng cam. Chiều cũng ngày, UBND TP.HCM đã công bố cấp độ dịch toàn thành phố ở cấp 2.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết việc xã Phước Kiển có nguy cơ dịch Covid-19 rất cao do nhầm số liệu

SỸ ĐÔNG

Ở cấp quận/huyện, có 13 địa phương cấp độ 1 (vùng xanh) gồm Q.1, Q.4, Q.5, Q.6, Q.7, Q.8, Q.11, TP.Thủ Đức, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận Tân Phú, huyện Củ Chi;

7 địa phương cấp độ 2 (vùng vàng) gồm: Q.3, Q.10, Q.12, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh

2 địa bàn cấp độ 3 (vùng cam) gồm huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ.

So với tuần trước, TP.HCM giảm 2 địa bàn nguy cơ cấp độ 2 và tăng 2 địa bàn nguy cơ cấp độ 3.

TP.HCM: "Báo động đỏ" nguy cơ Covid-19 ở xã Phước Kiển là do nhầm số liệu

Ở cấp xã, UBND TP.HCM công bố có 197 địa phương cấp độ 1, 102 địa phương cấp độ 2, 12 địa phương cấp độ 3 và 1 xã cấp độ 4 là xã Phước Kiển thuộc huyện Nhà Bè.

Tuy nhiên đối với trường hợp xã Phước Kiển (thuộc huyện Nhà Bè), Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết có sự cố nhầm số liệu về tổng dân cư sinh sống trên địa bàn nên dẫn đến đánh giá sai mức độ nguy cơ. Cụ thể, huyện Nhà Bè lấy số dân của xã Phước Kiển là hơn 31.000 người nhưng trên thực tế số lượng cư dân sinh sống trên địa bàn xã là hơn 60.000 người.

Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết trong chiều 8.11, UBND huyện Nhà Bè đã có báo cáo Sở Y tế TP.HCM về việc nhầm lẫn số liệu này. Sau khi điều chỉnh số liệu thì cấp độ nguy cơ dịch Covid-19 tại xã Phước Kiển chuyển xuống mức nguy cơ cao (cấp độ 3 – màu cam) với 5.191 ca Covid-19.

Lý giải vì sao 2 huyện Nhà Bè (18.170 ca Covid-19) và huyện Cần Giờ (2.004 ca) có nguy cơ cao, ông Nguyễn Hoài Nam thông tin Nhà Bè có 2 khu công nghiệp là Hiệp Phước và Long Hậu (giáp với tỉnh Long An). Trong đó, khu công nghiệp Long Hậu đón nhận nhiều công nhân đến làm việc và tổ chức xét nghiệm, phát hiện nhiều ca dương tính thông qua test nhanh. Tuy nhiên, do khu công nghiệp này chưa tổ chức được khu cách ly tạm thời nên cho công nhân về trở về địa phương, dẫn đến nguy cơ tăng lên.

Tương tự, huyện Cần Giờ cũng có nhóm công nhân làm việc ở khu công nghiệp Long Hậu mắc Covid-19 dẫn đến nguy cơ tăng lên.

Sẽ cập nhật đủ dữ liệu 90 triệu mũi vắc xin Covid-19 trước ngày 11.11

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính trên cả nước, tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 là 83,2% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vắc xin là 39,8% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỉ lệ này lần lượt như sau:

  • Miền Bắc là 73,9% và 33,9%.
  • Miền Trung là 82,0% và 25,7%.
  • Tây Nguyên là 72,8% và 10,5%.
  • Miền Nam là 92,9% và 52,5%.

90 triệu mũi vắc xin Covid-19 đã được tiêm

Có 14/63 tỉnh có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương và Cà Mau.

Có 12/63 tỉnh có tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19 cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50% gồm: Long An (100%), Khánh Hòa (89,7%), Quảng Ninh (86,8%), TP.HCM (80,4%), Đồng Nai (75,4%), Lạng Sơn (72,6%), Hà Nội (69,2%), Bình Dương (67,6%), Hà Nam (62,1%), Bắc Ninh (61,4%), Ninh Bình (51,2%) và Đồng Tháp (51,1%).

Có 5 tỉnh có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 cho dân số từ 18 tuổi trở lên thấp nhất gồm: Sơn La (42,2%), Thanh Hóa (46,0%), Nam Định (49,9%), Tuyên Quang (50,6%) và Nghệ An (54,4%).

Theo thông tin trên Cổng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, tính đến 9 giờ sáng 8.11, tổng số liều vắc xin đã tiêm đến thời điểm này là 90,803,650, trong đó ngày 7.11 đã tiêm được 1,064,030 liều. Như vậy, đến nay khoảng hơn 61 triệu người đã được tiêm mũi 1, hơn 29 triệu người đã tiêm mũi 2.

Trước đó, trong ngày 6.11 có 1.214.737 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm.

Theo Bộ Y tế, đến thời điểm này, trong tổng số 195 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 đã có hợp đồng hay có thỏa thuận cung ứng thì 124 triệu liều đã về Việt Nam. Bộ Y tế đã phân bổ cho các địa phương 109 triệu liều, số còn lại đang phân bổ tiếp.

Đối với 19 tỉnh, thành phố phía Nam, có khoảng hơn 28 triệu người trên 18 tuổi và tổng số vắc xin đã phân bổ cho khu vực này là 51,7 triệu liều. Tính chung cả khu vực này, 94,7% dân số trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1; 51,5% đã tiêm mũi 2.

Bộ Y tế tiếp tục coi đây là khu vực trọng điểm để cung ứng vắc xin và bảo đảm thực hiện chiến dịch tiêm chủng.

Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi

Về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, đến nay đã triển khai tiêm tại TP.HCM, Bình Dương, Ninh Bình, Sóc Trăng, Đồng Nai, Quảng Ninh, Kiên Giang… Tất cả các địa phương đều tiêm an toàn, chưa có trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm. Hiện đã tiêm khoảng 850.000 liều vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em.

Sáng 8.11, hội nghị trực tuyến về cập nhật, xác minh thông tin tiêm chủng đã được Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đến nay đã đạt được 90 triệu mũi tiêm trên cả nước nhưng hiện vẫn còn rất nhiều vướng mắc và bất cập trong quá trình tổ chức tiêm, tính chính xác của dữ liệu tiêm, việc trả kết quả tiêm cho người dân, gây bức xúc cho người dân

Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (thuộc Bộ Y tế), nhiều người đã tiêm nhưng sai lệch về dữ liệu hoặc chưa được cập nhật đủ. Trong khi đó, Chính phủ chỉ đạo việc xác minh thông tin về tiêm chủng để bổ sung lên hệ thống do người dân phản ánh cần hoàn thành trong 48 giờ. Nơi tiêm cho người dân có trách nhiệm xác minh, xử lý thông tin mà người đã được tiêm phản ánh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định, thông tin tiêm chủng sẽ đươc các bộ phối hợp xử lý đầy đủ cho người dân. Trong đó, Bộ Thông tin - Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các tính năng trên nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin Covid-19 theo đề nghị của Bộ Y tế; đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho nền tảng quản lý tiêm chủng.

Bộ Y tế, Bộ Công an phối hợp UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với ngành y tế và công an thực hiện chiến dịch làm sạch dữ liệu tiêm chủng, xác thực thông tin người dân về tiêm chủng và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (hoàn thành trước ngày 11.11.2021).

TP.HCM sẽ khuyến cáo người dân xông hơi, súc họng để phòng Covid-19

Trưa 8.11.2021, bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã trao đổi với báo chí về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn sau hơn 1 tháng mở cửa, nhất là khi một số địa bàn chuyển từ vùng xanh, vùng vàng sang vùng cam.

Chủ tịch Phan Văn Mãi trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV trưa 8.11

NGUYÊN VŨ

Ông Phan Văn Mãi thông tin trong tuần qua, một số quận, huyện ở TP.HCM có mức độ dịch tăng lên, tỷ lệ hơn 5%. Hiện việc đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh hằng tuần ở cấp phường, cấp quận đang thực hiện theo quyết định 4800 của Bộ Y tế và Nghị quyết 128 của Chính phủ. Sắp tới, TP.HCM giao Sở Y tế nghiên cứu thêm tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để đánh giá, dựa trên 2 nhóm chính.

Cụ thể, nhóm thứ nhất là chỉ số về y tế, bao gồm: ca chuyển nặng, ca tử vong, số ca mắc/100.000 dân và số ca dương tính/tổng số xét nghiệm. Nhóm thứ 2 là năng lực đáp ứng của hệ thống y tế như khả năng tiếp nhận, chăm sóc, điều trị. Dựa trên 2 nhóm trên, TP.HCM sẽ có cảnh báo đối với những địa bàn có dấu hiệu dịch bệnh tăng lên.

Bên cạnh đó, một điểm mới trong công tác xét nghiệm để xác định cấp độ dịch ở thành phố là lấy đủ, lấy đúng đối tượng để đảm bảo độ tin cậy. Phải xét nghiệm được 4 người/1.000 dân, đảm bảo đủ 4 nhóm gồm: các cơ sở y tế, các ổ dịch (khu vực có ca dương tính), nơi tập trung đông người (siêu thị, bến xe) và người về từ vùng dịch.

Với quy mô hơn 10 triệu dân, trung bình mỗi ngày thành phố phải lấy khoảng 6.000 mẫu, công tác xét nghiệm này được thực hiện thường xuyên.

Theo Chủ tịch Phan Văn Mãi, TP.HCM sẽ ứng phó với dịch Covid-19 theo 2 giai đoạn: trước F0 và sau F0, trong đó chú trọng đến các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm, hình thành F0.

Sắp tới, thành phố sẽ đưa các khuyến nghị như: súc họng, súc mũi, xông hơi… thành khuyến cáo; đồng thời tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở và xử lý vi phạm nguyên tắc 5K. Trong chuyện phòng dịch Covid-19 không có gì hơn ý thức cả. Nhưng trước đó, phải có quy định, tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra, nhắc nhở.

Đối với giai đoạn sau khi phát hiện F0, sẽ củng cố các đội phản ứng nhanh.

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM nhìn nhận hiện nay đang có kẽ hở, đó là người làm việc ở nhà máy trở thành F0 thay vì cách ly tại nhà máy để xử lý ngay thì người này lại về chỗ ở rồi mới báo trạm y tế. Điều này dẫn đến kéo dài thời gian tiếp xúc và tăng khả năng lây lan cho người khác. Do đó, thành phố phải khép kẽ hở này trong thời gian sớm nhất. Các F0 mới phát hiện sẽ được cấp túi thuốc càng sớm càng tốt để ngăn chuyển nặng và kéo giảm tử vong.

Ngoài ra, TP.HCM cũng phải tiếp tục củng cố trạm y tế lưu động, củng cố hệ thống y tế cơ sở. Sắp tới, Thành ủy TP.HCM và HĐND TP.HCM sẽ thảo luận chủ trương củng cố hệ thống y tế dựa trên quy mô dân số, có chế về kinh phí hoạt động. Đối với những địa bàn hệ thống y tế còn yếu như Hóc Môn, đội phản ứng nhanh của thành phố sẽ điều về tăng cường.

TP.HCM sẽ khuyến cáo người dân xông hơi, súc họng để phòng Covid-19

Trước băn khoăn về việc Hóc Môn là một điểm nóng nhưng bản đồ Covid-19 là màu vàng, trong khi Nhà Bè và Cần Giờ lại là màu cam, ông Phan Văn Mãi cho biết kết quả đánh giá dịch bệnh trên địa bàn chỉ mang ý nghĩa của một tuần. Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM cũng đã xuống kiểm tra tình hình dịch bệnh của những địa bàn phức tạp.

Người đứng đầu chính quyền thành phố tiếp tục khẳng định quan điểm thích ứng an toàn với dịch Covid-19, mở cửa phải từng bước thận trọng. Đến giữa tháng 11.2021, thành phố sẽ có một số điều chỉnh cho đúng với tinh thần Nghị quyết 128.

Ví dụ như địa bàn ở mức độ 1 thì được hoạt động 100%, mức 2 thì được 75%, mức 3 được 50%, mức 4 được 25% hoặc không được hoạt động. Sau này, cứ công bố mức độ dịch Covid-19 thì các địa phương áp dụng luôn. Hiện nay các hoạt động ở thành phố đang được điều chỉnh theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM, bộ tiêu chí hoặc văn bản quy định khác.

Sáng sớm phải mượn tiền đóng phạt tiền vì đạp xe thể dục vượt đèn đỏ

Những ngày sau giãn cách vì dịch Covid-19, mỗi ngày lại có nhiều hơn người ra đường đạp xe tập thể dục. Có thể đó là dấu hiệu cho cuộc sống bình thường mới trở lại. Tuy nhiên, đi có vẻ như nhiều người lại quên mất việc phải chấp hành luật giao thông.

Tổ công tác đã phát hiện và lập biên bản xử lý nhiều trường hợp vi phạm

NGUYỄN ANH

Đi thể dục không mang theo tiền và điện thoại nên khi bị xử phạt do lỗi vượt đèn đỏ, một người đàn ông phải đi bộ lại một quán quen để mượn tiền nộp phạt.

Sáng 8.11.2021, Sáng 8.11, Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM tuần tra kiểm soát, xử lý những người đi xe đạp vi phạm luật giao thông trên đường Phạm Văn Đồng đoạn thuộc thành phố Thủ Đức.

Trong quá trình tuần tra, tổ công tác đã phát hiện và lập biên bản xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Vượt đèn đỏ và không mang khẩu trang nên trước khi lập biên bản.

Người đàn ông sau đó bị lập biên bản và xử phạt tại chỗ số tiền 150 ngàn đồng với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Sáng sớm phải mượn tiền đóng phạt tiền vì đạp xe thể dục vượt đèn đỏ

Trong sáng 8.11.2021, tổ tuần tra đã lập biên bản và xử phạt đối với 9 trường hợp vi phạm. Một số trường hợp không xuất trình được giấy tờ tùy thân và không có tiền đóng phạt đã bị tạm giữ phương tiện.

Tổ tuần tra cho biết từ ngày 1.10.2021, thời điểm nới lỏng giãn cách tới nay đã xử lý hơn 100 trường hợp xe đạp vi phạm luật giao thông trên tuyến đường ngày. Đa phần đều là những người đạp xe thể dục vào buổi sáng sớm.

Theo Nghị định 100/2019, mức phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp đi ngược chiều hoặc đi vào đường cấm. Phạt tiền từ 100 - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

"Tìm người đi tàu Cát Linh - Hà Đông liên quan Covid-19" là tin thất thiệt

Chiều tối 7.11.2021, mạng xã hội lan truyền thông tin “Sở Y tế Hà Nội thông báo khẩn, tìm kiếm người đi trên chuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào ngày 7.11. Những hành khách tham gia lộ trình trên khẩn trương liên hệ với cơ sở y tế gần nhất tại địa phương để được xét nghiệm và hướng dẫn cách ly".

Thông tin lan truyền trên mạng không đúng sự thực

CHỤP MÀN HÌNH

Một số tài khoản phát tán thông tin trong các hội nhóm “CDC đã phát đi thông báo khẩn tìm người đi trên chuyến tàu điện trên cao Hà Đông - Cát Linh ngày 6.11 do có liên quan ca nhiễm mới”.

Trao đổi với Báo Thanh Niên tối 7.11, ông Trương Quang Việt, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết đây là thông tin không chính xác. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội chưa hề phát đi thông báo tìm người đi trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông.

Ngày 7.11 là ngày thứ hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức khai thác và miễn phí vé cho người dân. Hàng ngàn người dân Hà Nội đã xếp hàng chen chúc để được lên tàu đi trải nghiệm.

Hàng nghìn người dân chen chúc xếp hàng đi tàu Cát Linh - Hà Đông sáng 7.11

PHẠM HÙNG

Đồng thời, hiện việc đi miễn phí tàu Cát Linh - Hà Đông diễn ra trong 15 ngày nên người dân không nên đổ xô đến đi thử nghiệm trong một vài ngày mà có thể giãn ra để đảm bảo phòng, chống dịch. Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cũng khuyến cáo người dân khi đến đi thử tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cần phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch mà Bộ Y tế, thành phố đã đưa ra, đặc biệt, phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tập trung quá 30 người trong một khu vực kín như 1 tòa tàu.

"Tìm người đi tàu Cát Linh - Hà Đông liên quan Covid-19" là tin thất thiệt

Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội), trong ngày đầu tiên (6.11) sau khi được bàn giao, đưa vào khai thác, hệ thống tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã vận hành đúng biểu đồ, đảm bảo an toàn. Tổng số chuyến tàu phục vụ hành khách là 109 và tổng lượt khách trải nghiệm là 25.680 người. Hiện chưa có thống kê chính thức số hành khách đi tàu ngày 7.11.

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tình hình Covid-19 ở châu Âu

Đến 17 giờ chiều 8.11 (theo giờ Việt Nam), theo cập nhật từ Đại học Johns Hopkins của Mỹ, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 249.965.000 ca nhiễm Covid-19, hơn 5.049.000 ca tử vong và hơn 7.253.000.000 liều vắc xin Covid-19 đã được phân bổ.

Một người được tiêm vắc xin Sputnik V ngừa Covid-19 tại Slovakia

REUTERS

  • Mỹ vẫn là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất với hơn 46.487.000 trường hợp mắc bệnh cùng 754.431 ca tử vong.
  • Vương Quốc Anh xếp thứ hai với hơn 9.346.000 ca nhiễm và 142.236 ca tử vong.
  • Kế tiếp là Nga với hơn 8.689.000 ca nhiễm và 243.405 ca tử vong. Nga là một trong số nước ở châu Âu đang có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 mỗi ngày báo động, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm vắc xin ở nước này còn tương đối thấp, dù người lao động trên toàn quốc đã nghỉ một tuần được trả lương từ ngày 30.10 - 7.11 nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
  • Thổ Nhĩ Kỳ xếp ở vị trí thứ tư với hơn 8.233.000 ca nhiễm Covid-19 cùng 72.127 ca tử vong.
  • Ukraine chốt lại top 5 với hơn 3.233.000 ca nhiễm cùng 77.156 ca tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cảnh báo châu Âu một lần nữa là tâm điểm của đại dịch. Nhóm chuyên gia của WHO về Covid-19 cho hay trong 4 tuần qua số ca nhiễm Covid-19 mới ở châu Âu tăng trên 55%, dù đã sử dụng nhiều biện pháp chống dịch, trong đó có tiêm vắc xin.

Trước tình trạng số ca nhiễm tăng cao trở lại, nhiều nước tái áp dụng biện pháp phòng chống nghiêm ngặt.

Còn rất nhiều thông tin đáng chú ý khác liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới có trong Bản tin Covid-19 ngày 8.11 của Báo Thanh Niên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.