Cả nước ghi nhận 9.706 ca Covid-19 mới, 10.590 ca khỏi bệnh
Bản tin Bộ Y tế tối 25.9 cho biết tính từ 17 giờ ngày 24.9 đến 17 giờ ngày 25.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.706 ca nhiễm mới, 10.590 ca khỏi bệnh.
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 180 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành phố nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong lên 18.400 ca.
Ngày 25.9: Cả nước 9.706 ca Covid-19, 10.590 ca khỏi | TP.HCM 4.046 ca
|
Thông tin về 9.706 ca nhiễm mới được công bố ngày 25.9 như sau:
- 9.682 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.152 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 4.377 ca trong cộng đồng). Gồm:
TP.HCM (4.046), Bình Dương (3.629), Đồng Nai (996),
Long An (193), Bình Phước (147), An Giang (117), Kiên Giang (91), Tiền Giang (81), Hà Nam (66), Cần Thơ (48), Sóc Trăng (42), Tây Ninh (41), Bình Định (39), Khánh Hòa (25), Bến Tre (13),
Ninh Thuận (13),
Đà Nẵng (11), Phú Yên (10),
Đắk Lắk (9),
Bình Thuận (9),
Quảng Bình (8 ), Quảng Trị (7), Đồng Tháp (6), Đắk Nông (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Nghệ An (4), Bạc Liêu (4), Cà Mau (4), Hà Nội (4), Vĩnh Long (3), Quảng Ngãi (2),
Thanh Hóa (2), Trà Vinh (1), Thừa Thiên - Huế (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó:
Kiên Giang ( giảm 112), Đồng Tháp (giảm 34), Tiền Giang (giảm 31).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (tăng 651), TP.HCM (tăng 260),
Đồng Nai (tăng 193).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 9.940
- Kể từ đầu dịch đến nay
Việt Nam có 746.678 ca nhiễm, đứng thứ 44/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.587 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 742.174 ca, trong đó có 511.270 bệnh nhân đã được
công bố khỏi bệnh.
+ Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước:
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu,
Hòa Bình, Yên Bái,
Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
+ Có 5 tỉnh, thành phố không có ca
lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (366.539),
Bình Dương (196.864), Đồng Nai (44.921), Long An (31.618),
Tiền Giang (13.724).
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.461 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.807
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 753
- Thở máy xâm lấn: 742
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 180 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành phố. Gồm: TP.HCM (123),
Bình Dương (34), Đồng Nai (7), An Giang (3), Tiền Giang (3),
Tây Ninh (3), Bến Tre (2), Đà Nẵng (2), Bình Thuận (1), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1).
Ngày 25.9: Thông báo 180 ca Covid-19 tử vong tại 11 tỉnh thành
|
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 220 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.400 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn so với tỉ lệ tử 2,1% trên
thế giới.
- Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 189.606 xét nghiệm cho 400.433 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 17.805.333 mẫu cho 51.127.500 lượt người.
- Trong ngày 24.9 có 786.421 liều
vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 37.583.248 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 30.027.703 liều, tiêm mũi 2 là 7.555.545 liều.
Đơn vị, ngành nghề kinh doanh ở TP.HCM hoạt động thế nào sau ngày 30.9?
Từ ngày 15.9 đến nay, lãnh đạo TP.HCM đã ban hành nhiều văn bản để dần "mở cửa" các lĩnh vực hoạt động trên địa bàn TP.HCM sau ngày 30.9.
Theo đó, sau ngày 30.9, các cơ quan, đơn vị nhà nước; một số loại hình kinh doanh, ngành nghề sẽ được hoạt động phục vụ trực tiếp người dân, nhưng sẽ kèm theo việc xét nghiệm Covid-19 âm tính, biện pháp 5K, và thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phong chống dịch Covid-19.
Trong đó, đối với cơ quan, đơn vị nhà nước sẽ chia làm 3 giai đoạn để "mở cửa" dần và phục vụ thủ tục hành chính cho người dân, gồm: giai đoạn từ 1.10.2021 đến 31.10.2021, giai đoạn từ 1.11.2021 đến hết ngày 15.1.2022 và giai đoạn sau ngày 15.1.2022.
TP.HCM sau ngày 30.9: Đơn vị, ngành nghề kinh doanh hoạt động như thế nào?
|
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP.HCM, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch
Covid-19 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP.HCM.
Phạm vi điều chỉnh là các đơn vị kinh doanh thương mại, cung ứng hàng hóa (hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ, lương thực thực phẩm, chợ truyền thống, chờ đầu mối); doanh nghiệp/cơ sở sản xuất; văn phòng làm việc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn TP.
Điều kiện áp dụng:
người lao động, người sử dụng lao động tại các đơn vị; các đối tác cung cấp;
khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ phải có thẻ xanh Covid, cùng việc tuân thủ 5K.
Trong đó, nêu rõ một người có thẻ xanh Covid khi hội đủ các điều kiện: xét nghiệm
SARS-CoV-2 âm tính bằng test nhanh hoặc RT-PCR đối với những ngành nghề phải làm xét nghiệm; Tiêm vắc xin phòng Covid-19 ít nhất 1 liều, sau 2 tuần; hoặc từng F0 và đã khỏi bệnh; không tiếp xúc gần với F0 trong vòng 14 ngày.
Về điều kiện tiêm vắc xin: tiêm ít nhất 1 liều đối với loại
vắc xin tiêm 2 lần, 2 tuần sau khi tiêm; đối với vắc xin tiêm 1 liều, 2 tuần sau khi tiêm.
Người tiêm 1 liều (đối với loại vắc xin 2 lần) thì phạm vi hoạt động và tiếp xúc sẽ bị giới hạn so với người tiêm đủ 2 liều.
Điều kiện F0 khỏi bệnh: có giấy xuất viện hoặc giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly của Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn; F0 tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố/tổ nhân dân hoặc xác nhận của các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các
trường đại học y khoa đảm trách, tổ chức thiện nguyện “
ATM ô xy”, các tình nguyện viên là các bác sĩ nghỉ hưu….
Các trường hợp F0 khỏi bệnh khác không thể xác nhận được thì phải tiêm vắc xin.
Yêu cầu xây dựng hướng dẫn sử dụng vắc xin Covid-19 Hayat-Vax và Abdala
Ngày 24.9.2021, Cục Y tế dự phòng (
Bộ Y tế) đã có văn bản hoả tốc gửi Dự án Tiêm chủng mở rộng - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc xây dựng hướng dẫn tiêm chủng các loại vắc xin phòng Covid-19.
Theo Bộ Y tế, hiện nay đã có thêm một số vắc xin Covid-19 được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp, để chủ động sẵn sàng triển khai
tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, Cục Y tế dự phòng đề nghị Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương xây dựng các hướng dẫn sử dụng các loại vắc xin phòng Covid-19 mới ngay sau khi được Bộ Y tế phê duyệt (gồm có vắc xin Hayat-Vax, vắc xin Abdala...).
Đồng thời, cập nhật hướng dẫn đối với các loại vắc xin đã và đang được sử dụng (nếu có) là: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna,
Vero Cell và Johnson & Johnson.
Bộ Y tế đề nghị Dự án Tiêm chủng mở rộng phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực, lập kế hoạch và khẩn trương tổ chức tập huấn, đào tạo hướng dẫn tiêm
vắc xin phòng Covid-19 cho các tỉnh, thành phố trên toàn quốc trước ngày 5.10.
Bộ Y tế yêu cầu xây dựng hướng dẫn sử dụng vắc xin Covid-19 Hayat-Vax và Abdala
|
Trước đó, vắc xin Hayat-Vax được Bộ Y tế phê duyệt cấp phép trong tình trạng khẩn cấp ngày 10.9. Vắc xin Hayat-Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia
Trung Quốc (CNBG), Trung Quốc, sản xuất bán thành phẩm. Vắc xin này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) - Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất.
Vaccine Abdala được Bộ Y tế phê duyệt cấp phép trong tình trạng khẩn cấp ngày 17.9. Vắc xin Abdala sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật di truyền và
công nghệ sinh học Cuba.
Ngày 20.9, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 109 về việc mua 10 triệu liều
vắc xin phòng Covid-19 Abdala do Trung tâm Kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất.
Đến nay,
Bộ Y tế đã tiếp nhận khoảng 53 triệu liều vắc xin và đã phân bổ 47 đợt. Trong đó, ngày 19.9 là đợt phân bổ nhiều nhất với 8 triệu liều vắc xin trong 1 đợt. Đến ngày 23.9, khoảng 50,2 triệu liều vắc xin được phân bổ cho các địa phương.
Người dân tự test nhanh Covid-19 ở chốt
Những ngày qua, các
chốt kiểm soát tại thị trấn Hóc Môn (thuộc huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã thực hiện việc hướng dẫn người dân tự test nhanh Covid-19 khi có nhu cầu tham gia giao thông trên đường để đảm bảo an toàn "vùng xanh".
Ngày 25.9.2021, tại
chốt kiểm soát dịch trên đường Lý Thường Kiệt, lực lượng chức năng kiểm tra toàn bộ người và phương tiện qua lại. Toàn bộ người dân khi lưu thông qua các chốt "vùng xanh" ở Hóc Môn phải có lý do chính đáng và tự test Covid-19 tại chỗ.
Bên cạnh đó, sẽ mời ngẫu nhiên người dân vào lề đường để phát miễn phí bộ test nhanh Covid-19 và hướng dẫn quy trình lấy mẫu để người dân tự thực hiện
test nhanh.
Người dân khi lưu thông qua chốt bảo vệ "vùng xanh" trên đường Lý Thường Kiệt khi được mời vào lấy mẫu test nhanh đều chấp hành tốt các hướng dẫn của lực lượng chức năng. Một số người dân cho biết họ thấy yên tâm, an toàn hơn khi lực lượng chức năng hướng dẫn từng người tự lấy mẫu
test nhanh.
Người dân tự test nhanh Covid-19: “Lỡ dương tính cũng không lây cho người khác”
|
Theo ông Nguyễn Lê Trọng Tâm, Chủ tịch UBND thị trấn Hóc Môn, toàn bộ kinh phí tổ chức xét nghiệm tại các chốt kiểm soát trên địa bàn thị trấn Hóc Môn được hỗ trợ từ UBND huyện, Sở Y tế TP.HCM và nguồn xã hội hóa. Địa phương đang duy trì 80% địa bàn là
“vùng xanh” và dùng mọi giải pháp để đạt 100% khu vực kiểm soát được dịch trước ngày 30.9.
Theo Chủ tịch UBND thị trấn Hóc Môn, sau 3 ngày triển khai việc người dân
tự test Covid-19 trên địa bàn không phát hiện trường hợp dương tính nào, điều đó thể hiện những mô hình chủ động tìm nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao của thị trấn Hóc Môn đã đạt được hiệu quả.
Theo kế hoạch, đến ngày 30.9, TP.HCM sẽ kiểm soát dịch và từng bước mở cửa nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này, những ngày tới, các quận, huyện sẽ đẩy mạnh việc xét nghiệm nhanh và hướng dẫn người dân tự xét nghiệm. Chiến dịch xét nghiệm diện rộng đề khoanh vùng, truy vết F0 là một trong những giải pháp mà các địa phương đang triển khai.
Thông tin từ
Sở Y tế TP.HCM, sau thời gian triển khai hướng dẫn người dân tự thực hiện test nhanh, tỉ lệ người dân tự lấy mẫu cho mình và gia đình đã tăng từ 20% lên 80%.
Hành khách đi lại 'bình thường mới': Chưa tiêm vắc xin vẫn được đi máy bay, tàu xe
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các địa phương, ngày 24.9, Bộ GTVT đã hoàn tất dự thảo lần 2
kế hoạch tổ chức vận tải khách của 5 lĩnh vực (hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng hải và đường thuỷ) trong thời gian các địa phương nới lỏng giãn cách.
Các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16: không tổ chức hoạt động vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân cư trú tại đây (trừ các trường hợp được cấp có thẩm cho phép). Tuy nhiên, các sân bay, nhà ga đường sắt được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương không áp dụng Chỉ thị 16.
Các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 19: tổ chức vận tải hành khách theo mức độ hạn chế tỷ lệ phần trăm phương tiện
kinh doanh vận tải, hành khách của từng phương thức vận tải.
Các địa phương đang bình thường mới: tổ chức vận tải hành khách hoạt động bình thường.
Hành khách đi lại 'bình thường mới'- Chưa tiêm vắc xin vẫn được đi máy bay, tàu xe
|
Đáng chú ý, Bộ GTVT điều chỉnh quy định với hành khách theo hướng:
Hành khách khi đi trên phương tiện vận tải (đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chị thị số 19) phải thực hiện nghiêm 5K, các quy định về phòng chống dịch,
khai báo y tế theo quy định của
Bộ Y tế, đồng thời khai báo trên địa chỉ suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.
Trước đó, tại dự thảo cũ, Bộ GTVT đề xuất 2 phương án: hành khách đáp ứng quy định 5K, hoặc đáp ứng một trong các điều kiện (tiêm 2 mũi vắc xin trong đó mũi 1 ít nhất 14 ngày, hoặc F0 đã khỏi
Covid-19, hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ).
Vận tải đường bộ: tổ chức xét nghiệm
SARS-CoV-2 định kỳ 14 ngày/lần cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Ngoài ra, lái xe, nhân viên phục vụ phải đáp ứng một trong các điều kiện (tiêm 2 mũi vắc xin trong đó mũi 1 ít nhất 14 ngày, hoặc F0 đã khỏi Covid-19, hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ).
Tần suất khai thác với xe khách tuyến cố định liên tỉnh theo 4 giai đoạn (cách nhau 10 ngày), lần lượt theo tỷ lệ không vượt quá 40% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị được phê duyệt, có giãn cách chỗ ngồi - 60%, có giãn cách ghế - 80%, bình thường trở lại.
Hàng không: tổ bay và nhân viên hàng không phải được tiêm tối thiểu 1 mũi vắc xin ít nhất sau 14 ngày, có xét nghiệm âm tính.
Tần suất khai thác theo 4 giai đoạn (cách nhau 10 ngày): không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên tháng 4.2021, có giãn cách ghế - 70% - bằng tần suất trung bình 10 ngày đầu tháng 4.2021 - bình thường.
Đường sắt: lái tàu và nhân viên phục vụ phải đáp ứng một trong các điều kiện (tiêm 2 mũi vắc xin trong đó mũi 1 ít nhất 14 ngày, hoặc F0 đã khỏi
Covid-19, hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ. Xét nghiệm Covid-19 định kỳ 14 ngày/lần.
Tần suất khai thác cũng chia 4 giai đoạn (cách nhau 10 ngày), số lượng đôi tàu khai thác trên từng tuyến đường sắt không vượt quá 50% biểu đồ chạy tàu trước dịch và có giãn cách chỗ trên tàu - 70% có giãn cách ghế - 70% không giãn cách ghế - bình thường.
Các quy định tương tự cũng được áp dụng với vận tải hàng hải và đường thuỷ nội địa.
Bầy thú ở Thảo cầm viên Sài Gòn được chăm sóc thế nào những ngày giãn cách?
Nhiều tháng vừa qua, Thảo cầm viên Sài Gòn (ở Q.1, TP.HCM) đã phải đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bầy thú hơn 1.500 con, tuy nhiên các nhân viên thực hiện “3 tại chỗ” từ ngày 15.7 vẫn hết sức cố gắng, không để bầy thú phải chịu đói.
Để thực hiện được điều này,
Thảo cầm viên Sài Gònđã phải làm việc với các đơn vị cung ứng thức ăn để dự trữ sẵn, dùng trong thời gian xe cộ vận chuyển khó khăn.
Bầy thú ở Thảo cầm viên Sài Gòn được chăm sóc thế nào những ngày giãn cách?
|
Thời gian
giãn cách xã hội trùng hợp vào mùa sinh sản của bầy thú. Được chăm sóc kĩ càng trong không gian trong lành, nhiều loài sinh sản rất thuận lợi.
Một con hươu cao cổ sống tại Thảo Cầm Viên
|
Thậm chí, chim chóc, thú tự nhiên cũng kèo về đây ngày một nhiều. Đây vừa thách thức, vừa là niềm vui với những người dành nhiều tâm huyết để chăm lo bầy thú.
Đàn voi được chăm sóc cẩn thận
|
Trước đó, vào tháng 8.2020, thấy Thảo Cầm Viên gặp khó do dịch
Covid-19 bùng phát, nhiều người đã chủ động
kêu gọi nơi đây mở tài khoản để ủng hộ. Sau 2 ngày, nhận được số tiền tạm đủ để xoay xở, Thảo Cầm Viên thông báo ngưng nhận tiền và hiện vật từ nhà hảo tâm, để nhường cho nơi khác khó khăn hơn.
Nhân viên Thảo Cầm Viên thực hiện '3 tại chỗ', kiêm nhiệm nhiều việc để chăm sóc bầy thú một cách chu đáo nhất có thể
|
Vào tháng 7.2021, Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã có văn bản gửi Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất hỗ trợ chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng động vật và duy tu, bảo quản
công viên cây xanh trong 6 tháng là hơn 30 tỉ đồng đồng.
Các khoản chi được nhắc đến gồm: chi phí thức ăn cho động vật, chi phí thuốc thú y, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công cụ, dụng cụ, vật tư sửa chữa, chi phí điện - nước, chi phí các dịch vụ mua ngoài, tiền lương, BHXH, BHYT...
Đại diện thảo cầm viên cũng mong muốn dịch bệnh sớm được kiểm soát để thảo cầm viên sớm được mở cửa, đón người dân trở lại trong dịp Tết dương lịch tới.
Tê giác sinh trưởng và phát triển tốt trong Thảo cầm viên Sài Gòn
|
Được xây dựng cùng thời với công trình
Bưu điện TP.HCM, Nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành, Thảo cầm viên Sài Gòn được xem như một chứng nhân lịch sử, đi qua những thăng trầm cùng con người và vùng đất này. Đây cũng là một trong những công trình mang tính lịch sử và lâu đời nhất của TP.HCM.
Nguyện ước của người cha mất vì Covid-19
Cuối tháng 7.2021, anh Nguyễn Hoàng Hồ (ở P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM) phát hiện dương tính Covid-19 tại công ty. Sau đó, vợ và con gái anh cũng có kết quả xét nghiệm
dương tính còn con trai út may mắn không bị lây bệnh.
3 người trong gia đình anh Hồ cùng đi cách ly tập trung nhưng riêng anh Hồ là không trở về nữa.
Nguyện ước của người cha mất vì Covid-19: ‘Mình không biết chữ rồi, đừng để các con thất học’
|
Một ngày đầu tháng 8, chị Dương Ngọc Bích - vợ anh hồ,
khóc cạn nước mắt vì ngày hai mẹ con trở về nhà sau khi hoàn thành cách ly cũng là ngày nhận tro cốt của chồng.
Chồng chị Bích bất ngờ ra đi vì Covid-19 khiến vợ con khóc cạn nước mắt
|
Vợ chồng chị Bích đều là công nhân, lương chỉ vài triệu đồng/tháng. Ngày nghỉ, chị Bích bán thêm ít trái cây trước nhà để có đồng ra đồng vào. Những ngày này, công ty yêu cầu phải thực hiện “3 tại chỗ”, thương 2 con nhỏ ở nhà, chị xin khất công ty khi nào qua dịch sẽ trở lại làm việc.
Sáng 23.9, hai mẹ con cặm cụi nấu mâm cơm chay cúng 49 ngày cho anh Hồ. Cứ nhắc đến cha, em Nguyễn Hoàng Nhi (17 tuổi)
lại nước mắt chực trào, nhớ như in những lời cha luôn ân cần dặn dò khi còn sống.
Nguyễn Hoàng Nhi vừa là chỗ dựa tinh thần cho mẹ, vừa dạy em trai học hành
|
Trụ cột trong gia đình bất ngờ ra đi vì Covid-19 để lại vợ và 2 con thơ đang tuổi ăn tuổi học, giờ đây gánh nặng kinh tế gia đình dồn hết lên vai chị Bích.
Đồng lương ít ỏi, chị Bích luôn thường trực nỗi lo cơm áo gạo tiền, nhưng lo lắng lớn nhất là làm sao để hoàn thành ước nguyện của chồng, là
không được để các con thất học.
Ước mơ của Nhi là hoàn thành việc học, có công việc như ý để giúp gia đình không còn cực khổ
|
Gạt đi nước mắt, Hoàng Nhi lấy lại tinh thần, kể về ước mơ sau này muốn theo học ngành kế toán hoặc kinh doanh, để thay mẹ chăm em, giúp kinh tế gia đình không còn vất vả.
Quý khán giả, độc giả và nhà hảo tâm có mong muốn giúp đỡ cho các em nhỏ không may mất cha mẹ hay người bảo trợ vì dịch Covid-19 có thể ủng hộ thông qua chương trình "Cùng con đi tiếp cuộc đời" do Báo Thanh Niên phát động bằng một trong hai cách sau đây:
Cách thứ nhất: Gửi thông tin trao đổi về việc nhận bảo trợ trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19 về email: [email protected]hoặc liên hệ số điện thoại: 0933.044.866(gặp nhà báo Trần Thanh Bình, Ban Công tác bạn đọc). Trên cơ sở khảo sát tìm hiểu và thiết lập hồ sơ từng em mồ côi do đại dịch Covid-19 có hoàn cảnh sống khó khăn, đôi bên sẽ cùng tham gia ký bản thỏa thuận bảo trợ và lên phương án giúp đỡ cụ thể cho từng hoàn cảnh với mức bảo trợ theo từng giai đoạn.
Cách thứ hai:Quý nhà hảo tâm có nhã ý tham gia việc bảo trợ các em theo hình thức trực tiếp chuyển tiền mặt đến Phòng Tài vụ Báo Thanh Niên, số 268-270 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM hoặc chuyển khoản theo thông tin sau:
Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản:1471000.000.0115- Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV - chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ trẻ mồ côi do dịch Covid-19.
|
Bình luận (0)