Bản tin
Bộ Y tế tối 6.9 cho biết tính từ 17h ngày 5.9 đến 17h ngày 6.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.481 ca nhiễm mới. Trong ngày có 9.730 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày 6.9, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 311 ca tử vong tại15 tỉnh, thành phố; nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong tại Việt Nam tính đến nay lên 13.385 ca.
Ngày 6.9: Cả nước 12.481 ca Covid-19, 9.730 ca khỏi | TP.HCM 7.122 ca
|
Thông tin về 12.481 ca nhiễm mới được công bố vào ngày 6.9 như sau:
- 4 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
- 12.477 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 8.099 ca trong cộng đồng. Gồm: TP.HCM (7.122), Bình Dương (2.194), Đồng Nai (871), Long An (857), Tiền Giang (234), Kiên Giang (201), Tây Ninh (134), Khánh Hòa (97), Đồng Tháp (95), An Giang (87), Đắk Lắk (79), Cần Thơ (70), Đà Nẵng (63),
Bình Thuận (48), Hà Nội (42), Phú Yên (34), Quảng Ngãi (31), Bình Phước (28), Bà Rịa - Vũng Tàu (22),
Quảng Bình (21), Trà Vinh (20), Thừa Thiên - Huế (14), Gia Lai (13), Sóc Trăng (13), Nghệ An (12), Thanh Hóa (11), Cà Mau (10), Bình Định (9), Vĩnh Long (9), Bạc Liêu (9), Bắc Ninh (7), Lâm Đồng (4), Bến Tre (4), Ninh Thuận (3), Đắk Nông (3), Sơn La (2), Quảng Nam (2), Kon Tum (1), Bắc Giang (1).
- Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 624 ca. Tại TP.HCM tăng 896 ca, Bình Dương giảm 1.346 ca, Đồng Nai giảm 372 ca, Long An tăng 101 ca, Tiền Giang tăng 101 ca.
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 536.788 ca nhiễm, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 159/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.457 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 532.490 ca, trong đó có 298.683 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước:
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái,
Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
+ Có 9 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai, Hưng Yên.
+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (258.536), Bình Dương (134.627), Đồng Nai (29.420), Long An (25.942), Tiền Giang (10.805).
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 301.457
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.407 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.128
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.196
- Thở máy không xâm lấn: 142
- Thở máy xâm lấn: 909
Ngày 6.9: Thông báo 311 ca Covid-19 tử vong tại 15 tỉnh thành
|
Trong ngày 6.9, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 311 ca tử vong tại15 tỉnh, thành phố. Gồm: TP.HCM (233), Bình Dương (39), Khánh Hòa (7), Đồng Nai (6), Long An (5), Tiền Giang (5), Kiên Giang (3), Đồng Tháp (2),
Đà Nẵng (2), Cần Thơ (2), Sóc Trăng (2), Bình Định (2), Hà Nội (1), Vĩnh Long (1), Tây Ninh (1).
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.385 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn so với tỉ lệ tử vong 2,1% do Covid-19 trên
thế giới (2,1%).
- Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 494.756 xét nghiệm cho 1.169.631 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.695.842 mẫu cho 40.159.783 lượt người.
- Trong ngày 5.9 có 567.105 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 22.012.123 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.673.340 liều, tiêm mũi 2 là 3.338.783 liều.
Sẽ thí điểm cho người tiêm 2 mũi vắc xin được đi lại bình thường
Ngày 6.9.2021, phát biểu tại phiên họp Chính phủ,
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết về việc đi lại, Bộ Y tế đang nghiên cứu để thí điểm tại một số địa phương phía nam cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, đồng thời tiếp tục có khuyến cáo về bảo đảm phòng, chống dịch.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết dự kiến đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vắc xin Covid-19 (không tính nguồn COVAX - đã có cam kết nhưng do khan hiếm vắc xin nên chưa có kế hoạch cụ thể).
Trong đó, vắc xin sẽ về rất nhiều trong tháng 9 (dự kiến hơn 20 triệu liều) và các tháng còn lại trong năm. Bộ trưởng đề nghị các địa phương triển khai cao điểm tiêm vắc xin trong các tháng tới, tiến độ tiêm phải đạt 1 triệu mũi 1 ngày mới hoàn thành kế hoạch.
Trước mắt, Bộ Y tế yêu cầu 5 địa phương gồm: TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Nai phải hoàn thành tiêm mũi 1 trước ngày 15.9. Về vắc xin cho trẻ em, Thủ tướng đã có chỉ đạo, Bộ đã tích cực làm việc với các công ty cung ứng và sẽ có lộ trình tiêm cụ thể.
Sẽ thí điểm cho người tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 được đi lại bình thường
|
Đáng chú ý, về việc đi lại, hoạt động của người tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, ông Nguyễn Thanh Long cho hay Bộ Y tế đang nghiên cứu để thí điểm tại một số địa phương phía nam, đồng thời tiếp tục có khuyến cáo về bảo đảm phòng, chống dịch. Lý do là những người tiêm đủ 2 mũi vẫn có khả năng mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác, dù nguy cơ mắc bệnh, chuyển nặng và lây nhiễm cho người khác đã giảm.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng cho hay sẽ nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của người dân, của các chuyên gia để có giải pháp khắc phục những hạn chế trong phòng chống dịch Covid-19.
TP.HCM lý giải vì sao số ca tử vong do Covid-19 vẫn cao
Chiều 6.9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM họp báo định kỳ cung cấp thông tin tình hình dịch trên địa bàn trong 24 giờ qua.
Ngày 6.9 cũng là ngày cuối sau 2 tuần TP.HCM tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của
Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 11 của UBND TP.HCM.
Liên quan đến số ca tử vong do Covid-19 tại TP.HCM tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn cao, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) cho biết hiện nay số ca nặng đang điều trị là trên 9.000 ca, trong đó trường hợp thở máy là trên 1.000 ca.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết hệ thống điều trị tại TP.HCM đang cố gắng điều trị các ca rất nặng bằng tất cả các biện pháp tối ưu hóa nhất hiện nay. Tuy nhiên đây là những bệnh nhân tổn thương phổi rất nặng do Covid-19, do đó tỉ lệ tử vong luôn cao, thay đổi từ 30 - 60%. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu hy vọng rằng các y bác sĩ sẽ cố gắng cứu được từ 50 - 60% những ca nặng đang thở máy, vì còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương phổi, trong quá trình điều trị bệnh nhân có mắc thêm bệnh và tổn thương khác hay không.
Về tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM, trong đợt dịch thứ 4, bắt đầu từ ngày 27.4 đến sáng 6.9, TP.HCM đã có tổng cộng 251.933 trường hợp nhiễm Covid-19 được Bộ Y tế công bố. Trong đó, 251.473 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 460 trường hợp nhập cảnh.
Trong ngày 5.9 có 2.915 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ 1.1.2021 đến 5.9 là 128.396; 233 trường hợp tử vong trong ngày 5.9. Tổng số tử vong cộng dồn từ 1.1.2021 đến nay là khoảng 10.685.
Về chiến dịch tiêm vắc xin tại TP.HCM, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 5.9 là 6.553.548. Trong đó tổng số người tiêm mũi 1 là 6.054.992, số người tiêm mũi 2 là 498.556, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 700.519.
Sáng 6.9, TP.Hà Nội chính thức bước vào
đợt giãn cách xã hội thứ 4, theo hình thức phân vùng “đỏ, cam, xanh” theo tinh thần của Chỉ thị 20, nhằm khoanh vùng nguy cơ cao và nới lỏng cho các vùng nguy cơ thấp.
Để siết chặt “vùng đỏ”,
TP.Hà Nội đã cho thiết lập 30 chốt cứng, 39 chốt mềm kiểm soát chặt người ra vào, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, thành phố cũng cho triển khai cấp giấy đi đường mới, để hạn chế người dân ra đường, ra đường đúng đối tượng, dự kiến ngày 8.9, lực lượng chức năng sẽ kiểm soát, xử phạt dựa theo mẫu giấy này.
Là chốt loại 1,
kiểm soát người và phương tiện lưu thông qua lại giữa
"vùng đỏ" và "vùng cam", chốt kiểm dịch nằm trên đường Cầu Diễn, trục QL32 (P.Phúc Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã sớm đi vào hoạt động để kiểm soát người dân vào "vùng đỏ".
Theo ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm, lượng phương tiện trên tuyến này bắt đầu gia tăng, khu vực kiểm soát người vào "vùng đỏ" trên trục QL32 đã xảy ra hiện tượng ùn, ứ. Để không bỏ lọt kiểm soát, giảm ùn tắc, lực lượng chức năng đã phân khúc, mở thêm làn, tuy nhiên phương tiện vẫn ùn ùn đổ về, khiến nhân lực tại chốt làm việc hết công suất.
Hàng ngàn người ùn ùn tiến vào “vùng đỏ” Covid-19 ở Hà Nội
|
Đến 8 giờ sáng nay, 6.9, theo cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, TP.HCM và Hà Nội trong danh sách 10 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp nhất (trong số vắc xin đã được phân bổ).
Thông tin đăng tải trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin Covid-19 (https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal) cho thấy, 10 tỉnh, thành đang có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất và 10 tỉnh, thành có
tỷ lệ tiêm thấp nhất nước.
Trong đó, 10 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm
vắc xin Covid-19 cao nhất (tính theo số mũi tiêm/số vắc xin phân bổ theo quyết định) gồm: Bình Phước (114,38%), Bắc Giang (113,8%), Đồng Tháp (112,34%),
Vĩnh Long (111,68%), Cà Mau (109,61%), Bắc Ninh (109,46%), Yên Bái (109%), Lâm Đồng (108,52%), Hà Nam (104,11%) và
Ninh Thuận (103,83%).
Số mũi tiêm thực tế có thể nhiều hơn số liều vắc xin phân bổ.
Trong 10 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất (tính theo số mũi tiêm/số vắc xin phân bổ theo quyết định), tỉnh
Bình Dương đứng đầu với mức 48,8%, tiếp đến là
Đồng Nai (54,5%), Long An (57,2%), TP.HCM (68,2%) và Hà Nội (72,7%).
5 tỉnh khác gồm: Thái Bình, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Gia Lai có tỷ lệ tiêm đạt từ 73 - 81%.
TP.HCM và Hà Nội thuộc nhóm 10 địa phương có tỉ lệ tiêm vắc xin Covid-19 thấp
|
Ngày 6.9.2021, Bộ Y tế vừa có Công văn số 7355/BYT-DP gửi Văn phòng Chính phủ về việc "Tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh trung học phổ thông".
Theo Công văn 7355/BYT-DP của Bộ Y tế, thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 28.2.2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin và Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8.7.2021 của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021 - 2022, đến hết tháng 4.2022 Bộ Y tế dự kiến cung ứng được 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Bộ Y tế đã rất tích cực tiếp cận các nguồn vắc xin, nhưng hiện nay số lượng vắc xin phòng Covid-19 cung ứng cho Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu phòng chống dịch theo Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở tình hình dịch diễn biến phức tạp tại các địa phương, số lượng vắc xin cung ứng và căn cứ đối tượng được tiêm quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP và Quyết định số 3355/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã hướng dẫn địa phương, đơn vị triển khai thực hiện tiêm cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Bộ Y tế cũng cho biết đang tích cực tìm kiếm nguồn cung ứng vắc xin để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch Covid-19. Khi nguồn cung ứng vắc xin đáp ứng đủ, Bộ sẽ hướng dẫn và phân bổ vắc xin về các địa phương; khi đó đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách đối tượng tiêm cụ thể, trong đó có đối tượng dưới 18 tuổi bao gồm cả học sinh.
Thời gian qua, F0 cách ly tại nhà phản ánh không có túi thuốc A, B hoặc C theo quy định. Có trạm y tế cho biết được cấp thuốc rất ít so với thực tế số ca F0 trên địa bàn.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc
Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức; Trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức về việc cấp phát túi thuốc cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà (gọi tắt là F0 cách ly tại nhà).
Theo Sở Y tế TP.HCM, sau khi ban hành các quy định về F0 cách ly tại nhà, Sở đã chuẩn bị 150.000 túi thuốc A (thuốc giảm đau, hạ sốt, vitamin… ) và túi thuốc B (kháng viêm, kháng đông), Bộ Y tế cũng cấp 16.000 túi thuốc C (
thuốc kháng vi rút Molnupiravir). Sở đã phân bổ vượt so với số F0 cách ly tại nhà do quận, huyện và TP.Thủ Đức báo cáo.
Nhưng qua kết quả kiểm tra, giám sát của Sở Y tế TP.HCM về hoạt động
chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà và báo cáo số liệu cấp phát túi thuốc đến F0 còn chậm. Còn nhiều F0 cách ly tại nhà chưa được nhận túi thuốc, điều này gây bức xúc cho F0.
Hiện tỷ lệ cấp phát
túi thuốc A, B từ trung tâm y tế xuống trạm y tế của một số nơi rất thấp, như: H.Nhà Bè (9,39%), Cần Giờ (4,58%) Hóc Môn (31,87%), Q.5 (23,29%)… Tương tự, túi thuốc C, chỉ có Q.7 cấp phát 100% cho trạm y tế. Còn nhiều quận, huyện cấp phát tỷ lệ rất thấp, như: Q.8 (3,54%), Q.4 (7,26%), Cần Giờ (0%)…
Trước thực trạng này, Sở Y tế TP.HCM nghiêm khắc phê bình những trung tâm y tế, trạm y tế chậm triển khai đưa túi thuốc đến cho F0 cách ly tại nhà.
Vì sao nhiều F0 Covid-19 cách ly tại nhà chậm được nhận thuốc?
|
Bình luận (0)