Bánh dày ngày tết của người Dao

24/01/2020 08:31 GMT+7

Cùng với bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Chiếc bánh trắng, tròn đầy quen thuộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng gia tiên của nhiều gia đình dịp lễ Tết.

Với mỗi dân tộc, bánh dày lại được biến tấu cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và văn hóa của mỗi vùng. Với người Dao Tuyển vùng Tả Củ Tỷ (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), chiếc bánh là sự hòa quyện giữa nếp nương thơm lừng và hạt bí béo, bùi.
Cứ mỗi dịp Tết đến, đồng bào Dao nơi đây lại tưng bừng giã nếp làm bánh. Để tạo ra chiếc bánh dẻo, thơm phải qua những công đoạn rất cầu kỳ.
Cối giã bánh phải là loại cối được làm bằng gỗ nguyên khối, khoét ruột. Gạo để giã bánh dày phải là loại gạo nếp nương thuần chủng, khi đồ lên thì dẻo quánh.
Theo kinh nghiệm của người Dao, để có những chiếc bánh dày ngon nhất phải chú trọng đến việc phơi thóc. Nhân bánh được làm từ đậu đỏ nấu chín đâm nhuyễn trộn với thảo quả.
Theo quan niệm của người Dao, nếu là bánh dày ngày Tết, nhất định không thể thiếu một ít đường. Bánh dày có đường là để cho con ma nó ăn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.