Việt Nam, đất nước của hơn 98,6 triệu người, có rất nhiều điều để khám phá, từ các thành phố và làng mạc đến núi non, bãi biển và hang động.
Đây cũng là một trong những nơi có chi phí hợp lý nhất để tham quan ở Đông Nam Á. Vào năm 2019, khoảng 18 triệu khách quốc tế đã đến thăm đất nước này. Và mỗi năm, nhiều người nước ngoài bắt đầu gọi Việt Nam là nhà khi có hơn 100.000 người đang sinh sống lâu dài ở đất nước này.
Tôi du lịch đến Việt Nam lần đầu vào năm 2007 và chuyển đến Hà Nội sinh sống chỉ ba năm sau đó. Trước khi đến Việt Nam, tôi ở London. Có điều gì đó rất đặc biệt ở Hà Nội, thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, mà tôi không thể ngừng nghĩ đến. Nơi này thậm chí còn truyền cảm hứng để tôi viết và phát hành bản rap có tựa đề "Ơi Giời Ơi", giúp tôi giải thích với bạn bè cuộc sống ở Việt Nam thực sự như thế nào.
Tôi chuyển đến Singapore và Hồng Kông từ 2013 - 2015 để làm việc, nhưng rất muốn quay lại Việt Nam. Vì thế, tôi đã trở lại Hà Nội vào năm sau đó và sống ở thủ đô kể từ đấy.
Sau khi sống ở Việt Nam khoảng một thập kỷ, tôi nhận thấy khách du lịch nước ngoài thường mắc phải 7 lỗi phổ biến nhất sau đây:
Mặc đồ bơi thiếu vải đi quanh thành phố
Mặc đồ bơi quá hở hang khi đi dạo biển hay bất kỳ nơi nào như sông hồ hoặc thác nước không phải là điều tuyệt vời ở Việt Nam. Vẻ đẹp ở Việt Nam là đẳng cấp và sang trọng, không phù hợp để mặc những bộ đồ hở hang quá nhiều.
Điều này đặc biệt đúng khi đến thăm các ngôi đền và chùa. Năm 2016, một người nước ngoài từng bị yêu cầu rời khỏi không gian linh thiêng vì mặc áo ngực và quần đùi.
Người dân địa phương sẽ không gọi thẳng để chỉ trích một người nước ngoài mặc quần áo không phù hợp, nhưng điều đó chắc chắn không được chấp nhận. Tuy nhiên, bạn chắc chắn bắt gặp nhiều ánh mắt khó chịu từ người dân địa phương.
Đừng quá bận tâm bởi lấn làn, chen hàng
Lấn làn hay chen hàng ở Việt Nam dường như đang thay đổi tích cực hơn, nhưng việc xếp hàng ở Việt Nam không phổ biến, trừ khi buộc phải thực hiện ở những nơi như ngân hàng hoặc khu vực nhập cảnh tại sân bay. Khách du lịch có thể cảm thấy thất vọng, đặc biệt nếu không quen với việc chen hàng. Trong những trường hợp này, người dân địa phương không coi đó là hành động thô lỗ. Họ chỉ thấy những người khác được hưởng lợi từ việc bỏ qua hàng, vì vậy đã làm theo.
Điều tương tự cũng xảy ra khi tắc đường. Đường phố ở Việt Nam luôn đông đúc, vì có hơn 65 triệu xe máy, tính đến năm 2020, theo Statista. Nếu có cơ hội để vượt lên phía trước, nhiều người sẽ nắm lấy nó. Khách du lịch không nên bận tâm.
Hãy tôn trọng nơi thờ cúng
Giống như ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, nhà ở, nhà hàng và nơi làm việc thường có bàn thờ. Người dân địa phương cúng đồ ăn thức uống để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, các vị thần linh và coi đó là không gian linh thiêng.
Khách du lịch đến thăm nhà dân hoặc lưu trú ở nhà trọ nông thôn, nên cẩn thận với những khu vực đặt bàn thờ hay đền thờ. Trước khi bước vào những không gian này, điều quan trọng là bạn phải cởi giày ra. Bạn cũng nên tránh các hành vi thân mật, chẳng hạn như hôn nhau ở những nơi có bàn thờ, đền thờ.
Khách du lịch sử dụng Tinder nên cẩn thận
Khách du lịch nên cẩn thận nếu được yêu cầu gặp nhau trong hộp đêm cho buổi hẹn hò đầu tiên. Gần đây đã có những cảnh báo nhân viên hộp đêm thường sử dụng các ứng dụng như Tinder để tìm kiếm khách hàng.
Sau khi kết đôi trên Tinder, những người này mời khách đến hộp đêm nơi họ làm việc, như một mánh khóe để thu hút nhiều khách hàng hơn. Một chủ đề trên Reddit về Việt Nam từ tháng 11 năm ngoái đã nêu chi tiết cách thức lừa đảo này và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Người nước ngoài khi đến câu lạc bộ thường bị tính giá cắt cổ cho đồ uống có cồn.
Đừng ngại mặc cả với những người bán hàng rong
Hàng rong vô cùng phổ biến ở Việt Nam, với hơn 430.000 người bán thức ăn đường phố trên khắp đất nước vào năm 2018, theo Statista.
Mặc dù có tấm biển ghi chi tiết giá món ăn và không nên mặc cả. Nhưng lưu ý du khách nước ngoài thường bị tính giá cao hơn. Vì thế, khi mặc cả với những chỗ bán này, hãy nhắm đến một nửa giá niêm yết.
Một số người bán hàng rong thường thu tiền của khách du lịch khi chụp ảnh họ. Ví dụ, ở Hà Nội, những người bán trái cây sẽ mời khách du lịch chụp ảnh với nón lá và gánh trái cây - nhưng điều thú vị là khách du lịch được yêu cầu trả khoảng một đô la hoặc hơn.
Đừng "trói mình" ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM
Khi đến Việt Nam, bạn nên nghiên cứu các điểm đến cạnh các thành phố lớn này. Việt Nam, có diện tích tương đương bang New Mexico, có nhiều cảnh quan thiên nhiên trải dài từ bắc chí nam.
Một số địa điểm không thể bỏ qua bao gồm ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, ngọn núi hùng vĩ của tỉnh Hà Giang, rừng rậm và hang động ở Phong Nha và cố đô Huế ở miền Trung Việt Nam.
Đừng bực nếu gặp "giờ dây thun"
Đến muộn hoặc thay đổi kế hoạch vào phút cuối có thể làm bạn khó chịu. Nhưng vì tính linh hoạt được đánh giá cao ở Việt Nam nên người dân địa phương tin rằng cuối cùng mọi việc sẽ ổn thỏa, bằng cách này hay cách khác.
Bình luận (0)