(TNO) Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã phát hiện được một hố đen đang tống ra những luồng gió mạnh đến 20 triệu dặm/giờ.
|
Để dễ so sánh, tốc độ trên có thể được liệt vào thang bão cấp 5 (cực đại) trên vũ trụ, theo chuyên gia Ashley King của Đại học Michigan (Mỹ). Đây là điều mà giới thiên văn học chưa bao giờ nghĩ đến.
IGR J17091 là một hệ thống đôi, trong đó một ngôi sao xoay quanh hố đen. Nó cũng thuộc dải Ngân hà, và cách trái đất 28.000 năm ánh sáng, theo trang TD Daily.
Những luồng gió xuất phát từ hố đen IGR J17091 di chuyển nhanh gấp gần 10 lần so với những hiện tượng tương tự từng lọt vào tầm quan sát của các chuyên gia trái đất. Tốc độ gió này thường chỉ thấy ở những hố đen siêu lớn, có khối lượng lớn gấp hàng tỉ lần IGR J17091.
“Thật quá ngạc nhiên khi thấy một hố đen nhỏ như vậy lại có thể phun ra những luồng gió mạnh như ở trường hợp các hố đen siêu khổng lồ”, theo chuyên gia Jon M Miller cũng thuộc Đại học Michigan.
Do vậy, trái ngược với quan niệm thông thường rằng các hố đen hút mọi vật chất gần nó, ước tính có đến 95% vật chất xung quanh IGR J17091 bị gió thổi bay hết.
Hạo Nhiên
>> Hubble - 20 năm lang thang ngoài vũ trụ
>> Hố đen thoát khỏi sự hủy diệt thiên hà
Bình luận (0)