Dự lễ có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Trần Cẩm Tú, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Trần Thanh Mẫn cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và TP.Hà Nội...
tin liên quan
Báo chí phải chủ động phản bác luận điệu sai trái, tạo đồng thuận xã hộiPhó thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định báo chí thực sự đã trở thành vũ khí sắc bén của Đảng, Nhà nước trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Phó thủ tướng cũng cho rằng báo chí đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt ra cho báo chí ngày càng nặng nề hơn. Vì vậy, báo chí cần phải là một trong những lực lượng nòng cốt, kịp thời phát hiện, đấu tranh phản bác chống âm mưu diễn biến hòa bình, các luận điểm sai trái, vu cáo, xuyên tạc tình hình, các âm mưu, luận điệu của thế lực thù địch nhằm vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; tiếp tục đi đầu trong phát hiện các vụ việc tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, hoạt động tội phạm có tổ chức, băng nhóm xã hội đen, phê phán, lên án, đấu tranh mạnh mẽ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các vụ tiêu cực, tệ nạn xã hội... Phó thủ tướng đề nghị các cơ quan, ban ngành T.Ư và địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.
Cùng ngày, Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí cách mạng VN và trao giải Báo chí TP.HCM lần thứ 36. Có 65 tác phẩm của cơ quan báo chí TP được trao giải, gồm 5 giải nhất, 15 giải nhì, 21 giải ba và 25 giải khuyến khích. Riêng cơ quan báo chí T.Ư trên địa bàn TP, Báo Thanh Niên được tặng thưởng với loạt bài Vì sao TP.HCM cần có cơ chế, chính sách đặc thù? của tác giả Trần Hùng - Đình Phú.
Bình luận (0)