Đó là một trong những nội dung trọng tâm của hội thảo “Khoa học Báo chí và truyền thông: Những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại” do Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức vào sáng 18.7.
tin liên quan
Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt NamPhát biểu khai mạc, ông Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết mục đích của hội thảo nhằm “tạo một diễn đàn khoa học để các nhà nghiên cứu, các nhà báo, giảng viên trình bày những quan điểm mới, góc nhìn mới về hoạt động thực tiễn của nghề báo và công tác đào tạo báo chí, truyền thông”, đồng thời “gửi đi một thông điệp về mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ với những giá trị cốt lõi của báo chí”.
Hội thảo có 39 báo cáo tham luận với 6 nhóm chủ đề liên quan đến hoạt động báo chí: Bối cảnh, xu hướng và mô hình mới; PR và truyền thông doanh nghiệp; Những vấn đề thực tiễn; Đào tạo báo chí và giáo dục truyền thông; Giá trị tin tức; Kinh tế báo chí và truyền thông.
Tại hội thảo, Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, nguyên Trưởng khoa Báo chí và truyền thông (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) khuyến cáo các hướng thay đổi cho báo chí và truyền thông như: thay đổi cách tiếp cận công chúng; thay đổi về hướng sản xuất nội dung, theo hướng người dùng, theo sở thích, xu hướng của công chúng; về kinh tế báo chí, các tòa soạn, các cơ quan báo chí phải triển khai được cách khai thác và phân phối, kinh doanh các sản phẩm, tin tức trên các kênh...
Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông cũng cho rằng báo chí đang mang trong mình một sứ mạng rất lớn, đó là “sứ mạng cân bằng thông tin cho người dân trong thời đại nhiễu loạn thông tin”. Chính vì vậy, báo chí cần phải đổi mới, có hướng tiếp cận mới, đối mặt với những thay đổi mới của nghề báo, nhưng cũng cần xác lập những giá trị cốt lõi, căn bản của nghề báo.
Bình luận (0)