Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ 8% đến 38% nhân viên y tế đã bị bạo hành một vài lần trong sự nghiệp của họ. Ngày càng nhiều người trong số họ bị đe dọa hoặc nghe những lời lẽ khiếm nhã. Nhân viên cấp cứu, điều dưỡng, những nhân viên y tế trong các phòng cấp cứu thường có nguy cơ cao gánh chịu những bạo lực này.
Bệnh nhân, người nhà của họ và cả người đi thăm đều có thể có những hành động bạo lực với nhân viên y tế.
tin liên quan
Bác sĩ bị người nhà bệnh nhi đánh bất tỉnh tại bệnh việnNhững con số đau lòng
Theo ACP Hospitalist, Gordon Lee Gillespie của Trường Điều Dưỡng trực thuộc Đại học Cincinnati (Mỹ), cho biết bản thân ông cũng bị tấn công ít nhất 100 lần trong 5 hoặc 6 năm đầu tiên ông trở thành y tá ở khoa cấp cứu.
Từ năm 2002 đến 2013, số vụ bạo hành tại cơ sở y tế cao gấp 4 lần so với số vụ bạo hành tại những nơi làm việc trước, theo Ban Quản lý Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (Mỹ).
Báo cáo của Cục Thống kê Lao động (Mỹ) cho thấy trong 100 nhân viên y tế tại các bệnh viện và nhà điều dưỡng, có 6 đến 7 người bị bạo lực.
Mary Beth Kingston, phó chủ tịch điều hành và điều dưỡng trưởng của Trung tâm Y tế Aurora (ở Milwaukee, Mỹ), cho biết con số báo cáo này chỉ là bề nổi của bức tranh bạo hành y tế vì nhiều nhân viên y tế thường không báo cáo khi bị bạo hành.
Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Y tế New England vào năm 2016, chỉ có 30% điều dưỡng và 26% bác sĩ báo cáo khi bị bạo hành.
Theo WHO, bạo hành nhân viên y tế là không thể chấp nhận được. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của nhân viên y tế. Ngoài ra, bạo hành nhân viên y tế cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế và gây nhiều tổn thất cho ngành y.
Báo cáo của Hiệp hội Bệnh viện Mỹ vào năm 2017 cho thấy các bệnh viện đã chi khoảng 1,1 tỉ USD để tăng cường bảo vệ an ninh và đào tạo cho các nhân viên cách tránh bạo lực tại bệnh viện họ.
Đâu là giải pháp?
Theo Hiệp hội Quốc tế về An toàn và An ninh Y tế (Mỹ), có rất nhiều công nghệ để hỗ trợ các cơ sở y tế đẩy mạnh an ninh và an toàn.
tin liên quan
Trang bị áo vest chống đâm dao cho nhân viên bệnh viện• Camera giám sát: Nhiều camera được đặt ở những khu vực quan trọng để giúp giám sát bệnh nhân, nhân viên và khách thăm bệnh. Chúng cũng có thể được lắp đặt ở những phòng mà ở đó nhân viên y tế có nguy cơ bị bạo hành.
• Kiểm soát lối ra vào: Thẻ từ hay vân tay có thể được sử dụng để hạn chế người ra vào ở những khu vực nhạy cảm trong bệnh viện. Điều này sẽ giúp tăng cường an ninh bảo vệ nhân viên y tế trong khi làm việc.
• Camera trên cơ thể: Chúng có thể giúp cung cấp bằng chứng có giá trị trong quá trình điều tra và khởi tố người bạo hành nhân viên y tế. Những camera này được gắn trên quần áo của nhân viên an ninh của bệnh viện.
• Chuông báo động: Chúng có thể được lắp đặt tại bàn nhận bệnh và phòng điều dưỡng hoặc có thể được đặt gần những cá nhân có nguy cơ cao bị bạo hành. Những chuông này được kết nối với điện thoại nên có thể thông tin nhanh đến nhân viên an ninh khi có bạo hành xảy ra.
Bình luận (0)