Bảo tàng chứng tích chiến tranh của một thương binh

29/04/2015 00:00 GMT+7

(TNO) Một thương binh hạng 4/4, tự thu thập những hiện vật chiến tranh làm nên một bảo tàng chứng tích chiến tranh ngay tại nhà riêng, giữa Hà Nội.

(TNO) Một thương binh hạng 4/4, tự thu thập những hiện vật chiến tranh làm nên một bảo tàng chứng tích chiến tranh ngay tại nhà riêng, giữa Hà Nội.

Chủ nhân của bảo tàng này là ông Nguyễn Mạnh Hiệp, thương binh hạng 4/4, đặt tại số 9, ngách 144/2 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, ven đê sông Hồng. Đây là nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật còn sót lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc bằng thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 30.4.1975.
bao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-Noi
Bảo tàng chứng tích chiến tranh đặt ngay tại nhà riêng của ông Hiệp
Khu trưng bày gồm có một phòng rộng khoảng 20 m2, đặt bàn thờ bác Hồ và những kỷ vật, huân chương của người lính. Phía bên ngoài là 2 chiếc tủ kính, bên trong đặt trang trọng các đồ dùng cá nhân của người lính hành quân như mũ cối, ba lô con cóc, chiếc bình tông đựng nước và thẻ căn cước quân nhân.
Hàng trăm bức ảnh về hai cuộc chiến đau thương và tàn khốc trong lịch sử dân tộc cũng được trưng bày tại đây. Người xem có thể thấy hình ảnh lá cờ giải phóng tung bay trên đỉnh Phu Văn Lầu, giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, những xác đạn, vỏ bom và những mảnh kính xe không còn nguyên vẹn... Nếu tính số lượng hiện vật, bảo tàng tư nhân của ông Hiệp lên tới con số hàng ngàn.
Với ông Hiệp, không gian này là để ông tri ân những đồng đội đã khuất, đồng thời giáo dục thế hệ con cháu noi gương lớp cha ông và phấn đấu hơn trong cuộc sống.
Mỗi dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, Bảo tàng chứng tích chiến tranh của ông Hiệp đón tiếp nhiều lượt khách từ mọi nơi về thăm quan. Còn với những người lính, những người cựu chiến binh như ông Hiệp, bảo tàng còn là điểm hẹn để họ hàn huyên, ôn lại khoảng thời gian khốc liệt nhưng hào hùng của dân tộc, như một phần ký ức không thể nào quên trong cuộc đời của người cựu chiến binh.
bao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-NoiBảo tàng được thành lập năm 2014bao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-NoiXác máy bay còn sót lạibao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-NoiXác các quả bom được trưng bày ngoài sân
bao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-NoiHàng trăm hiện vật chiến tranh được ông Hiệp tìm thấybao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-NoiVỏ đạnbao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-NoiCác mảnh vỡ máy bay địch
bao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-Noi
bao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-Noi
bao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-Noi
bao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-NoiCác hiện vật được trưng bày từ ngoài cổng vào đến trong nhà
bao-tang-chung-tich-chien-tranh-cua-cuu-binh-Ha-NoiChiếc mũ cối chiến trường
ong-nguyen-manh-hiepChân dung ông Nguyễn Mạnh Hiệp
Ông Hiệp đã dành 20 năm cuộc đời để đi dọc dải đất hình chữ S với mục đích duy nhất: tìm kiếm và giữ gìn mọi kỷ vật của cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Ông Nguyễn Mạnh Hiệp vào quân đội năm 18 tuổi, mặc dù thuộc diện được miễn nhập ngũ. Sự hy sinh của người anh trai Nguyễn Chí Linh chính là động lực thôi thúc ông lên đường. Sau 3 tháng huấn luyện, ông được điều động nhận lệnh đi B, tham gia trinh sát bảo vệ Quân khu Trị Thiên.
Năm 1969, trong một trận đánh ác liệt với quân thù, ông Hiệp bị thương nặng, buộc phải chuyển về điều trị tại Đoàn 580 Quảng Bình. Trong thời gian đó, nghĩa tình đồng đội khiến ông nhiều lần rơi lệ vì cảm động.
Trong một lần ghé thăm, thiếu tướng Trần Minh Đức, Phó tư lệnh Quân khu Trị Thiên đã tặng ông 2 món đồ: vật thứ nhất là một chiếc chăn, vật thứ hai là một chiếc võng. Tuy chỉ là đồ vật đơn giản, nhưng với ông Hiệp, đó là báu vật.
Nhờ hai kỷ vật chiến trường ấy, ông Hiệp như tiếp thêm sức mạnh chiến thắng nỗi đau thương tật, đồng thời khiến ông quyết tâm thực hiện giấc mơ sưu tầm kỷ vật chiến tranh, thành lập Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Sau 20 năm miệt mài tìm kiến kỷ vật không biết mệt mỏi, ông Hiệp đã thu về cho mình hàng trăm loại hiện vật chiến tranh quý báu. Từ chiếc mũ cối sờn bạc cho đến cái vỏ của hai quả đạn 175 mm - thời chiến được người ta gọi là “vua chiến trường”, của quân đội Mỹ.
Năm 2011, ông bắt đầu sắp đặt những hiện vật tìm được thành một không gian trưng bày. Lúc đầu, gia đình chỉ coi đây là nơi lưu giữ, trưng bày những thứ mà ông thu thập được. Thấy được giá trị lịch sử tốt đẹp nơi này, bạn bè nhiều lần động viên ông và gia đình xin cấp phép thành lập bảo tàng tư nhân.
Sau thời gian xét duyệt hồ sơ, vào cuối năm 2014, các cơ quan chức năng đã chính thức quyết định thành lập Bảo tàng chứng tích chiến tranh cho gia đình ông Nguyễn Mạnh Hiệp. Ước mơ ngày nào của ông đã trở thành hiện thực.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.