Đến nay, Phòng Sưu tầm, bảo quản và trưng bày đã thực hiện dán mã truy xuất QR cho 130 hiện vật được lựa chọn trong kho số 1. Việc ứng dụng công nghệ quản lý, truy xuất thông tin từ mã QR cũng sẽ được triển khai cho các kho hiện vật khác sau khi được sắp xếp lại.
Theo bảo tàng, trước đó, qua thực hiện việc sắp xếp lại kho, các viên chức nhận thấy, việc quản lý, truy xuất thông tin theo cách truyền thống thông qua mã kiểm kê, ghi chú trên hiện vật khiến người phụ trách quản lý hoặc nhà nghiên cứu gặp nhiều bất tiện. Việc tìm và đọc được mã kiểm kê trên hiện vật đòi hỏi người quản lý phải có chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác kiểm kê, nắm rõ thông tin ghi chú trên từng hiện vật. Việc tra cứu bắt buộc người dùng phải trực tiếp mở hồ sơ giấy để đối chiếu, so sánh hoặc qua hệ thống lưu trữ ở máy tính cố định, dưới sự hỗ trợ của chuyên viên phụ trách kho và kiểm kê làm ảnh hưởng đến công tác bảo quản hồ sơ và sổ kiểm kê hiện vật, tiêu tốn thời gian và công sức.
Qua thực tế triển khai bước đầu, phương pháp gắn mã QR đã tiết kiệm được nhiều công sức cho đội ngũ quản lý, giúp các đối tượng có nhu cầu nghiên cứu dễ dàng tiếp cận các thông tin; hồ sơ hiện vật được quản khoa học, chính xác.
Bình luận (0)