Bảo tồn tử thi bằng công nghệ Plastination tại triển lãm cơ thể người là gì?

05/07/2018 11:16 GMT+7

Các mẫu vật được trưng bày tại triển lãm Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người được giới thiệu là làm từ cơ thể người thật, thực hiện bằng công nghệ Plastination. Vậy công nghệ đó đã được thực hiện như thế nào?

Hiện nay vẫn có sự tranh luận các mẫu vật  tại triển lãm là nhựa hay xác thật, thế nào là "nhựa hóa" thi thể người? Thông tin từ Ban tổ chức  cho biết  triển lãm trưng bày 137 mẫu vật cơ thể người thật (gồm 11 bộ mẫu vật toàn thân và 126 bộ mẫu vật là các bộ phận trên cơ thể người) đã được nhựa hóa (plastic hòa) bởi công nghệ Plastination - một công nghệ tiên tiến của y học trong bảo tồn xác người. 
[VIDEO] Có gì trong triển lãm xác người thật đầu tiên tại TP.HCM?
Theo bảng thuyết mình được Ban tổ chức trưng bày công khai trong không gian triển lãm ở Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM, bảo tồn tử thi bằng kỹ thuật plastic hóa là cách bảo tồn tử thi đột phá, được sáng chế và khái niệm hóa vào năm 1979 bởi bác sĩ và nhà giải phẫu học người Đức Gunther Von Hagens. Kỹ thuật này cho phép bảo tồn những mô, cơ quan được lấy ra từ cơ thể người chết hoặc toàn bộ thi thể. Theo bảng thuyết minh tại triển lãm, Plastination là một sáng kiến kỹ thuật về giải phẫu, được thiết kế nhằm làm khô các mẫu vật và đưa vào quy trình xử lý thành khối cố định, có thể chạm được. Kỹ thuật này giúp duy trì các đặc điểm của thi thể một cách hoàn hảo. 
Thông tin về công nghệ Plastination được thuyết minh tại triển lãm ẢNH: TỐ TÂM
Đầu tiên, mẫu vật sẽ được bơm dung dịch formalin để làm ngưng lại sự phân hủy. Các bác sĩ sẽ lưa chọn hoặc là mẫu vật được phẫu tích sâu, hoặc là cắt mỏng 3,5 mm tùy vào thể trạng của người hiến xác. Tiếp theo sẽ ngâm mẫu vật trong hỗn hợp dung môi acetone để loại hết chất dịch, máu và mỡ trong cơ thể. Trong bước thứ ba, acetone được loại bỏ hết, thay thế bằng dung dịch polymer đưa vào các mô cơ thể cho đến khi thấm đầy. Dáng dấp của mẫu vật nắn tạo nhờ polymer, là chất liệu cố định hình dạng. Cuối cùng là dùng khí hoặc nhiệt để làm mẫu vật cứng lại. Cần ít nhất một năm để làm khô hoàn toàn mẫu vật sau khi đã trải qua quy trình xử lý như trên. Mẫu vật sau đó có thể trưng bày ở nhiệt độ phòng, bảo tồn 100 năm hoặc hơn.
 Với quy trình như vậy thì các mẫu vật tại triển lãm không thể xem là nhựa, mà chính xác phải là nhựa hóa và về bản chất, đó vẫn là một xác người được xử lý qua một quy trình kỹ thuật bảo tồn tử thi được gọi là Plastination. 
[VIDEO] Xác người thật trong triển lãm gây tranh cãi có nguồn gốc từ đâu?
Một số hình ảnh khác tại triển lãm:
Mẫu vật này được đặt tên 'Người phụ nữ cắt dọc nửa thân người' ẢNH: TỐ TÂM
Các thai nhi từ 3 đến 9 tháng tuổi được trưng bày tại triển lãm ẢNH: TỐ TÂM
Mẫu vật này được đặt tên 'Người đàn ông đỏ' ẢNH: TỐ TÂM
Khu triển lãm các mẫu vật thai nhi và một thai phụ mang thai 5 tháng ẢNH: TỐ TÂM
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.