Vàng son và huyền thoại
PGS-TS Lại Văn Tới, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, vẫn nhớ ngày ông tìm thấy khuôn đúc mũi tên Cổ Loa hồi năm 2004 tại đền Thượng, Cổ Loa, Hà Nội. Đó là những khuôn bằng đá có niên đại cách ngày nay 2.500 - 2.000 năm. “Trước đó, chúng ta cũng đã tìm thấy những kho mũi tên đồng tại nhiều xóm làng của Cổ Loa như Bãi Mèn, Ðồng Vông, Ðường Thụt, Ðường Mây, Ðình Tràng đến Xóm Nhồi, Xóm Hương, Xóm Gà, Xóm Mít, Xóm Vang… Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng đó có thể chỉ là mũi tên mang từ nơi khác đến. Vì thế, việc phát hiện các khuôn đúc và dãy lò đã xóa tan những nghi ngờ. Từ đó, có thể khẳng định “huyền thoại” mũi tên đồng Cổ Loa là có thật”, ông nói.
tin liên quan
Khẩn cấp bảo vệ bức tranh bảo vật quốc giaCó rất nhiều bảo vật quốc gia xuất hiện trong trưng bày lần này. Trống đồng Cảnh Thịnh hoàn toàn khác biệt với trống đồng truyền thống. Nếu trống truyền thống có phình, thắt chia trống thành nhiều phần thì trống Cảnh Thịnh nở nhẹ ở giữa như một chiếc trống da. Mặt trống không có hình mặt trời mà có 2 vòng tròn nổi. Đây là hiện vật được đưa vào diện bảo vật quốc gia ngay trong đợt đầu tiên. Một bảo vật quốc gia khác là ấn bằng ngọc Đại Nam Thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ (1847). Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, đây là ngọc tỷ quý và lớn nhất trong sưu tập Bảo vật triều Nguyễn. Ấn không chỉ dùng trong đại lễ Tế Giao hằng năm ở đàn Nam Giao (kinh đô Huế) mà còn dùng để đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ, và được coi là bảo tỷ truyền quốc.
|
Cũng có thể gặp ở đây những hiện vật chỉ có ở hoàng cung. Chẳng hạn, lá đề hình rồng (gốm men trắng) và đầu phượng (đất nung). Cả 2 vật liệu trang trí kiến trúc tìm thấy tại khu vực Hoàng thành Thăng Long này đều có niên đại thế kỷ 11 - 13. Đây là hiện vật của thời kỳ kinh đô Thăng Long dưới triều Lý - Trần, quốc hiệu Đại Việt.
Hiện vật chép sử
Nhiều hiện vật trong trưng bày còn quý hơn nhờ những câu chuyện được khắc trên mình. Chẳng hạn, trên trống đồng Cảnh Thịnh có bài minh văn dài 272 chữ được khắc trên thân trống. Tư liệu chữ Hán này có nội dung nói về bà Nguyễn Thị Lộc, người góp công lập chùa Linh Ứng (H.Gia Lâm, Hà Nội). Ngôi chùa này cũng chính là nơi lưu giữ trống trước khi nó được chuyển tới Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Trống Cảnh Thịnh là hiện vật thời kỳ kinh đô Phú Xuân dưới triều Tây Sơn và quốc hiệu Đại Việt.
|
|
Ban tổ chức cho biết hiện vật cột khắc kinh Phật đỉnh Tôn thắng Đà la ni (do Đinh Liễn dựng năm 973) không chỉ chép bài kinh này mà còn ghi việc Đinh Liễn đã dựng 100 cột kinh để cầu siêu cho em trai. Cột kinh còn nói về việc cầu chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) mãi mãi trấn giữ trời Nam, giữ yên ngôi báu. Cột kinh là hiện vật thời kỳ kinh đô Hoa Lư và quốc hiệu Đại Cồ Việt.
Tại trưng bày cũng có nhiều gạch xây thành khắc minh văn bằng đất nung thế kỷ 14 - 15. Những hiện vật này gắn với việc khai quật Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Chúng cũng gắn với kinh đô An Tôn dưới triều Hồ và quốc hiệu Đại Ngu (chữ Ngu nghĩa là sự yên vui).
Về tổng thể cuộc triển lãm, TS Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết: “Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với quốc hiệu, kinh đô (thủ đô) cũng luôn được các nhà nước đặc biệt coi trọng. Trưng bày lần này, vì thế, muốn đem tới những tư liệu lịch sử, bằng chứng vật chất thể hiện khát vọng và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân nước Việt”.
|
Bình luận (0)