|
Tại hội thảo, TS Hoàng Kim Huyền, thuộc Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho biết nhiều doanh nghiệp (DN) đang lạm dụng huy động vốn từ các nhà đầu tư thứ cấp thông qua hợp đồng góp vốn, nên dễ bị đuối sức. Việc lạm dụng quá mức đòn bẩy tài chính khiến sức đề kháng của các DN kém.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nêu thực trạng đa số DN có vốn không quá 1.000 tỉ đồng. “Vốn ít đương nhiên phải đi vay, nhưng nghịch lý là ở nước ta vay các ngân hàng làm nguồn chính. Mà vốn từ ngân hàng là ngắn hạn. Bất động sản thiếu vốn dài hạn nên khó từ bỏ phương thức làm ăn manh mún, giật gấu vá vai”, ông Nam nói. Theo ông, không chỉ DN, người mua nhà cũng phụ thuộc vào ngân hàng. “Bất cập là vậy nhưng các ngân hàng không hề muốn nhả miếng bánh ngọt mà luôn thích độc quyền thu hút vốn và cho vay. Vì thế, chủ trương thành lập quỹ tạo vốn dài hạn cho bất động sản không nhận được ủng hộ từ ngành ngân hàng là lẽ tất nhiên”, Thứ trưởng Nam phân tích.
Đồng quan điểm, TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng phải có nguồn khác thay thế nguồn vốn từ ngân hàng. Chính sách mở cửa cho người nước ngoài mua nhà vừa được Quốc hội thông qua là bước thay đổi lớn, tiềm năng cho ngành bất động sản. Trong tương lai gần, phải cải thiện khâu giải ngân để phát huy tốt tác dụng của gói 30.000 tỉ đồng.
Lê Quân
>> Bất động sản ồ ạt tung dự án 'khủng
>> Ngân hàng 'tháo van' cho vay với bất động sản
>> Hàng loạt dự án bất động sản 'khủng' ồ ạt bung ra
>> Dự án nhà xây sẵn: Tín hiệu lạc quan cho bất động sản khu Đông
>> Vốn đổ vào bất động sản tăng
>> Bất động sản cao cấp 'sống khỏe' nếu biết cách làm
>> Ký quỹ làm tăng giá bất động sản
Bình luận (0)