Nghiên cứu mới cho thấy hệ thống giao tiếp của cá nhà táng phức tạp hơn người ta từng nghĩ... và thậm chí có một số điểm tương đồng với ngôn ngữ của con người.
Giống như tất cả các loài động vật có vú ở biển, cá nhà táng là loài động vật có tính xã hội cao. Các tiếng gọi của chúng là một phần không thể thiếu trong quan hệ này.
Sử dụng phân tích thống kê truyền thống và trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tiếng kêu của khoảng 60 con cá voi. Họ nhận thấy cách phát âm thể hiện một cấu trúc bên trong phức tạp và đó thậm chí dường như là một “bảng chữ cái ngữ âm”.
Các nhà nghiên cứu cũng xác định những điểm tương đồng với các khía cạnh của hệ thống giao tiếp ở động vật khác, bao gồm cả những hệ thống được con người sử dụng.
Giáo sư MIT Jacob Andreas là một trong những nhà nghiên cứu làm việc trong Dự án CETI.
Ông cho biết: “Một mặt, bạn có các hệ thống chữ tượng hình giống như chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, trong đó mỗi từ được liên kết với một loại hình ảnh riêng rẽ khác nhau và thực sự không có mối quan hệ nào giữa chúng. Mặt khác, bạn có hệ thống chữ cái như tiếng Anh, nơi có một tập hợp nhỏ hơn nhiều các mảnh mà chúng ta gọi là chữ cái, chúng kết hợp để tạo ra tất cả các từ khác nhau mà chúng ta thấy, được viết ra. Và vì vậy, một cách nghĩ về những gì chúng tôi đang làm trong bài báo mới này là cho thấy rằng mã âm thanh của cá nhà táng giống một hệ thống chữ cái hơn là một hệ thống chữ tượng hình, giống như hình ảnh mà chúng tôi có trước đây”.
Những con cá voi thay đổi độ dài mã âm thanh và đôi khi thêm một tiếng lách tách bổ sung ở cuối, giống như một hậu tố trong ngôn ngữ của con người.
Cá nhà táng, có thể dài tới 18m và là loài lớn nhất trong số các loài cá voi có răng, cũng có bộ não lớn nhất so với bất kỳ loài động vật nào. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các biến thể về số lượng, nhịp điệu và nhịp độ của tiếng lách tách tạo ra các loại mã âm thanh khác nhau.
Bình luận (0)