Bất ngờ 'gặp' Van Gogh ăn bánh mì Sài Gòn và chụp ảnh Nhà thờ Đức Bà

12/05/2023 15:00 GMT+7

Lần đầu tiên tại Việt Nam, triển lãm cá nhân Van Gogh ở Sài Gòn của họa sĩ Trần Trung Lĩnh không dừng lại ở việc lấy cảm hứng, hoặc sáng tạo phái sinh, mà dùng ngôn ngữ/bút pháp pop-art (tạm dịch: nghệ thuật đại chúng) để đưa Van Gogh đến TP.HCM, cho ông dạo phố sinh hoạt đời thường như người Sài Gòn chánh hiệu.

Trên thế giới đã và sẽ còn có nhiều triển lãm lấy cảm hứng từ tác phẩm hoặc cuộc đời của danh họa Van Gogh. Chỉ cần vô mạng gõ cụm từ có liên quan thì sẽ thấy hiện nay có nhiều triển lãm như vậy đang diễn ra.

Chiều 13.5 tại SiLart Station (139 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), triển lãm tranh cá nhân "độc nhất vô nhị" Van Gogh ở Sài Gòn sẽ được khai mạc. Người xem hẳn vô cùng bất ngờ và thích thú trước những hình ảnh danh họa Van Gogh bỗng dưng ở Sài Gòn, ngồi nhâm nhi với ổ bánh mì bình dân và dạo phố chụp ảnh.

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 1.

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 2.

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 3.

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 4.

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 5.

Triển lãm cá nhân "Van Gogh Sài Gòn" không dừng lại ở việc lấy cảm hứng, hoặc sáng tạo phái sinh, mà dùng ngôn ngữ/bút pháp pop-art (tạm dịch: nghệ thuật đại chúng) để đưa Van Gogh về Sài Gòn, cùng ông dạo phố, sinh hoạt như người Sài Gòn

Trần Trung Lĩnh

Họa sĩ với sự nhạy cảm của mình luôn phóng chiếu tầm mắt và tâm hồn để ghi nhận đời sống ở xung quanh vào tranh. Van Gogh từng làm vậy với Nuenen, Paris, Arles, đặc biệt với Saint-Rémy, dù ở thời gian ngắn ngủi. Thậm chí với 70 ngày cuối đời ở Auvers-sur-Oise, Van Gogh cũng không muốn bỏ sót điều gì. Chính vì vậy, dù tại thế có 37 năm, nhưng trong khoảng một thập niên cuối, ông đã sáng tác hơn 2.100 tác phẩm, trong đó có khoảng 860 tranh sơn dầu, hầu hết được vẽ trong hai năm cuối đời.

Từ suy nghĩ đó, Trần Trung Lĩnh cưỡng đoạt bảng màu của Van Gogh, đi đôi giày giống như Van Gogh, nhìn góc nhìn như Van Gogh… để nhìn về Sài Gòn theo phong cách pop-art.

Trong góc nhìn ấy Trần Trung Lĩnh nhìn thấy những khuôn mặt ghi dấu ấn với Sài Gòn, những huyền thoại để lại, ví dụ như Petrus Ký, như Cô Ba Sài Gòn; Những phận đời mưu sinh ở thành phố này và những tâm hồn nhạy cảm, họ hiện diện khắp nơi cùng góc phố đặc trưng, mà bản thân đó đã là những câu chuyện. Nhìn ngắm nó, đối thoại với nó sẽ được nghe những câu chuyện về Sài Gòn. Những lao xao của chính họa sĩ, khi ký họa, khi ngồi uống cà phê một mình trong lòng thành phố này…   

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 6.

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 7.

Trong góc nhìn ấy, Trần Trung Lĩnh nhìn thấy những khuôn mặt ghi dấu ấn với Sài Gòn và những huyền thoại để lại, ví dụ như Petrus Ký, như Cô Ba Sài Gòn

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 8.

Bao phận đời mưu sinh cùng những góc phố đặc trưng, mà bản thân đó đã là những câu chuyện

Trần Trung Lĩnh

Họa sĩ Trần Trung Lĩnh cho Van Gogh đi cạnh cuộc đời, ngắm nhìn cuộc đời và cảm nhận rõ những vẻ đẹp lung linh của nó bằng một tâm hồn nhạy cảm đến cùng cực. Ngắm nhìn nó, yêu mến nó, đắm chìm trong nó bằng sự cô đơn. Diễn nó ra bằng lời, bằng ngôn ngữ, bằng thư từ; diễn nó ra bằng những nhát cọ giằng xé, đắm chìm, bạo liệt. Thân xác ở đây, tâm hồn ở đây, dồn vào hết trong tranh để nỗi cô đơn không thôi đừng trào dâng. 

Cũng không ai là Van Gogh để thấu hiểu nỗi cô đơn đã đọa đày ông đến mức nào. Những gì đọng lại, là ý niệm cúi xuống thật thấp để được bay cao, là sự thấu cảm sẻ chia những nỗi đau của đồng loại. Những gì sót lại là những tình cảm trong tâm tình thư từ, là những bóng đêm rực rỡ, những cánh đồng lúa mì vàng óng trong nỗi cô quạnh, là những dồn nén mãnh liệt chẳng thể lẫn vào đâu.

Cá tính hội họa của Lĩnh mạnh, từ biểu hiện cho tới trừu tượng, nhưng cá tính lớn nhất và dấu ấn lớn nhất Lĩnh tạo ra vẫn là pop-art với những cú cưỡng đoạt mạnh bạo cùng những ý tưởng rất đương đại. Nếu mối quan hệ dừng ở mức sơ giao với Lĩnh, cũng sẽ cảm nhận ngay được tình cảm của Lĩnh dành cho Van Gogh, cũng như những ảnh hưởng của Vincent lên Lĩnh. Những tác phẩm của Lĩnh như Spray for Peace với nền là hoa hướng dương và bầu trời đầy sao (starry night) của Van Gogh.

Trần Trung Lĩnh kể, suốt quãng thời gian là sinh viên mỹ thuật, cuối thế kỷ 20, những tháng ngày lê la chép lại tranh của các danh họa như một phần của mưu sinh, mang lại cảm giác chán ngấy và đáng ghét. Trần Trung Lĩnh là một "tay trùm" chép tranh Van Gogh thời bấy giờ, nhiều bức chép đến "thuộc lòng". 

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 9.

Cũng không ai là Van Gogh để thấu hiểu nỗi cô đơn đã đọa đày ông đến mức nào

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 10.

Người xem bất ngờ và… bật cười dễ thương trước tác phẩm đáng yêu khi Van Gogh đang “seo phì” trước Nhà thờ Đức Bà (TP.HCM)

Ngắm danh họa Van Gogh giữa Sài Gòn ăn bánh mì và dạo phố chụp ảnh - Ảnh 11.

Hay thấy ông an yên, tự tại ngồi gặm ổ bánh mì bình dân trên đường phố Sài Gòn

Trần Trung Lĩnh

Nhưng khi trưởng thành, Trần Trung Lĩnh đã rời bỏ chuyện chép tranh từ lâu, để dần sống được với công việc sáng tạo, khi nhìn lại những năm tháng chép tranh đến chán chường ấy, gần như là một phương thức lặp lại hành động của các bậc thầy, tất nhiên trong chừng mực kỹ thuật nào đó, nó sẽ bổ sung cho quãng đường sáng tác về sau này rất nhiều. 

Để bây giờ anh đã lấy cảm hứng sáng tạo nên câu chuyện Van GoghSài Gòn, bằng cách trưng bày ra 13 tranh được tuyển lựa trong các sáng tác gần đây như một lời "tạ lỗi" đến danh họa Van Gogh, vì những việc làm nông nổi thời tuổi trẻ trên bước đường mưu sinh với cây cọ đầy nhọc nhằn. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.