Hậu Giang sẽ hồi phục nhanh sau dịch bệnh
Thực tế, thị trường BĐS năm 2020 đã có nhiều chuyển biến tích cực trên phạm vi toàn quốc, và riêng khu vực Hậu Giang thì lại càng nhận được sự quan tâm của giới đầu tư. Bởi Hậu Giang không chỉ sở hữu vị thế liên kết vùng thuận lợi, dư địa rộng lớn mà còn liên tục nhận những ưu đãi đầu tư của chính phủ. Ngay từ đầu năm nay Hậu Giang đã có rất nhiều dự án nổi bật được triển khai đã góp phần gia tăng nguồn cung cho thị trường, đa dạng cả về quy mô lẫn chất lượng. Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang còn chú trọng đầu tư nhiều dự án giao thông quan trọng như: đường tỉnh 927C (đoạn từ Quốc lộ 1 đến Nam Sông Hậu), mở rộng Quốc lộ 61 - Quốc lộ Nam Sông Hậu… Từ đó cho thấy Hậu Giang dù tiềm lực mạnh và hứa hẹn tăng trưởng “nóng” sau dịch bệnh, nhưng đa phần các dự án chủ yếu tập trung ở những khu vực trọng tâm. Hiện nay, dự án Khu dân cư Vạn Phát Sông Hậu (Khu dân cư thương mại dịch vụ Mái Dầm) được đánh giá là tiên phong trong giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân, công nhân và các chuyên gia làm việc tại các KCN lân cận
Một điểm đáng chú ý khác chính là sau dịch bệnh thì dòng tiền kiều hối từ nước ngoài sẽ chảy về Việt Nam. Vì các nước đông kiều bào người Việt đang chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Số lượng lớn du học sinh, người Việt trở về nước sẽ mở ra các hoạt động đầu tư kinh doanh và góp phần “kích thích” thị trường, cũng như nâng cao hơn nữa nhu cầu mua nhà tại các khu đô thị cao cấp.
Hậu Giang bật dậy nhờ “cú hích” Nam Cần Thơ
Kể từ sau 2003, tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ, nên có thể ví rằng Hậu Giang là “người em” của thành phố trung tâm ĐBSCL. Vì thế Hậu Giang cũng thừa hưởng tất cả cơ sở hạ tầng từ “người anh” Cần Thơ như sân bay quốc tế Cần Thơ, và 6 lý do dưới đây càng khiến cho “vệ tinh” Hậu Giang thêm tiềm năng phát triển trong tương lai:
|
2. Ít cơ hội cho “người đến sau”: Sự xuất hiện của các đại gia bất động sản đã khiến thị trường BĐS Tây Nam Bộ càng thêm phát triển. Điều này sẽ tạo ra sức hút mãnh liệt cho các nhà đầu tư thứ cấp, nhưng cũng khiến “người đến sau” ít cơ hội.
3. Quỹ đất “sạch” hạn hẹp: Thực tế, tổng quan tình hình thị trường BĐS TP. Cần Thơ thời gian qua không còn nhiều quỹ đất nền cho các dự án khu dân cư, khu đô thị mới, khu tái định cư trên địa bàn.
4. Xu hướng đầu tư vốn “tỉnh lẻ”: Không phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tỉnh lẻ “vệ tinh”. Bởi các trung tâm đều đang khan nguồn cung, giá đất cao,… Do vậy các tỉnh vệ tinh như Hậu Giang được ưu tiên lựa chọn vì thừa hưởng nhiều tiện ích.
5. Cú hích “Nam Cần Thơ”: Có thể nói rằng Nam Cần Thơ chính là một trong những cửa ngõ quan trọng để kết nối với Hậu Giang. Hiện tại, khu Nam Cần Thơ đã triển khai nhiều dự án hạ tầng quan trọng.Từ đây, BĐS Hậu Giang cũng sẽ nhanh chóng bật dậy nhờ vào sự phát triển của Cần Thơ.
6. Nhiều ông lớn BĐS tham gia thị trường Hậu Giang: các Nhà đầu tư lớn đã tiếp cận chủ trương đầu tư các khu phức hợp lớn trên 100 ha gần với Cần Thơ, gần với Sông Hậu để đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và lượng công nhân, chuyên gia nước ngoài về sinh sống và làm việc.
|
Bình luận (0)