Cha mẹ của Trushika (tên nhân vật đã thay đổi) bị sốc khi biết rằng não của con gái họ bị nhiễm trứng sán dây. Cô bé 8 tuổi được đưa vào Bệnh viện Fortis (Ấn Độ) sau khi bị đau đầu dữ dội và co giật động kinh trong 6 tháng.
CT scan não của cô bé cho thấy sự hiện diện của hơn 100 nang, thực tế, chính là trứng sán dây, Theo India Times.
Theo các bác sĩ, trước đó, Trushika được chẩn đoán nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương - Neurocysticercosis). Chúng đến não của em qua đường máu, đi lên từ dạ dày.
Do có quá nhiều nang, não cô bé bị sưng và cần steroid (thuốc tăng cơ bắp) trong thời gian dài dẫn đến tăng cân 20 kg. Em cũng không thở được và không thể bước đi. Mặc dù em được cho dùng đơn thuốc nặng nhưng những cơn co giật động kinh và đau đầu vẫn dai dẳng. Tại thời điểm nhập viện, em gần như bất tỉnh.
tin liên quan
Ăn thịt rắn, người phụ nữ bị sán dây làm ổ trong mắtBác sĩ Praveen Gupta, Giám đốc Thần kinh học, Bệnh viện Fortis, cho biết: "Scan não của bé cho thấy hơn 100 chấm trắng, được hình thành do trứng sán dây. Bị như vậy là do bé vô tình ăn đồ bị nhiễm sán dây. Khi trứng đến não, chúng gây ra chứng loạn thần kinh, đặc trưng bởi đau đầu, co giật động kinh và lẫn lộn”, theo India Today.
Bác sĩ cho biết việc điều trị cho cô bé bắt đầu bằng giảm sưng rồi sau đó đến loại bỏ trứng sán.
Mặc dù người nhà không rõ cụ thể cô bé nhiễm sán trong trường hợp nào nhưng bác sĩ này tin rằng: "Sán dây phá hoại não bộ vào cơ thể là do ăn trái cây rửa không sạch, rau và thịt chưa nấu chín bị nhiễm sán”.
Cha mẹ bé gái đặc biệt hạnh phúc vì Trushika có thể hồi phục, đủ sức khỏe để trở lại trường học và vui chơi.
Cha của Trushika chia sẻ trên India Today: "Chúng tôi hoàn toàn không biết rằng con gái khỏe mạnh và vui vẻ của mình có thể mắc căn bệnh khủng khiếp như vậy. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi vô cùng may mắn khi đến đây và được điều trị đúng trước khi loạt trứng kia nở và tổn thương não con bé nhiều hơn".
Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (neurocysticercosis) là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận neurocysticercosis là nguyên nhân hàng đầu của bệnh động kinh trên toàn thế giới và được ước tính là gây ra 30% các ca bệnh động kinh.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC):
- Bị nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương có thể qua tiếp xúc phân - miệng với người lành mang trùng sán dải heo (có tên khoa học là taenia solium).
- Người ăn thịt heo chưa nấu chín hay nuốt trứng thông qua đồ ăn thức uống bị nhiễm sán từ tay người bệnh sau khi họ đi vệ sinh và chưa rửa tay sạch.
- Nang này có thể xâm nhập vào não, dẫn tới các cơn động kinh đe dọa tính mạng.
- Neurocysticercosis có thể được ngăn ngừa thông qua rửa tay đúng cách.
- Phương thức điều trị thường liên quan đến thuốc giảm sưng trong não và tẩy diệt sán.
|
Bình luận (0)